Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 64)

2.3.1. Tình hình dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

2.3.1.1. Tổ chức dạy học trong trường THPT

Năm học 2010 – 2011 tỉnh Hưng Yên có 36 trường THPT, 48216 HS, trong đó có 26 trường THPT công lập và 10 trường THPT dân lập. Số HS cụ thể ở các khối lớp như sau:

- Khối 10: 354 lớp với 15.936 HS.

- Khối 11: 360 lớp với 16.241 HS.

- Khối 12: 356 lớp với 16.039 HS.

Phần lớn các trường đều lựa chọn học ban Cơ bản theo chương trình THPT phân ban của Bộ GD&ĐT, số HS học các ban KHTN, KHXH&NV chiếm tỉ lệ nhỏ. Riêng các trường THPT dân lập tất cả đều học theo ban Cơ bản. Năm học 2010 – 2011, sự phân hóa giữa các ban như sau:

- Ban Cơ bản: 94,2%

- Ban KHTN: 4,5%

- Ban KHXH&NV: 1,3%

2.3.1.2. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong trường THPT a. Tình hình dạy của GV:

Qua việc lấy ý kiến của hiệu trưởng, GV và HS cho thấy:

- Hầu hết các GV đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu để nắm bắt và thực hiện yêu cầu đổi mới của nội dung, chương trình chuẩn KT - KN, về PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh giá, sử dụng TBDH …

- GV ở các trường đã thực hiện giảng dạy theo chuẩn KT - KN của chương trình các môn học và bước đầu đã cho thấy những hiệu quả tích cực, nhưng vẫn còn một bộ phận GV, do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của Chuẩn nên quá trình sử dụng, thực hiện còn lúng túng, dẫn đến tình trạng

dạy không bám sát chuẩn KT - KN và đánh giá kết quả học tập của HS thiếu chính xác.

- Nhìn chung, GV đã có ý thức đổi mới PPDH. Tuy nhiên, việc thực hiện ở một bộ phận GV còn hình thức, chưa hiệu quả. HS chưa thực sự được phát hiện, khám phá tri thức; việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HS vẫn chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức.

Qua kết quả đánh giá, xếp loại GV các năm học gần đây cho thấy trình độ chuyên môn của GV hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học theo chuẩn KT - KN.

Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát ý kiến của 300 HS tại 03 trường THPT (Hưng Yên 120 HS, Tiên Lữ 120 HS, Nam Phù Cừ 60 HS) cho thấy:

phần lớn HS đều cho rằng các thầy, cô giáo có cách dạy dễ hiểu và rất dễ hiểu.

Bảng 2.10: HS nhận xét về cách dạy của thầy cô giáo bộ môn Môn học Mức độ nhận xét của học sinh (đơn vị: %)

Khó hiểu Tương đối

khó hiểu Dễ hiểu Rất dễ hiểu

Toán 7 26 52 15

Lý 9 28 50 13

Hóa 6 23 55 16

Sinh 4 22 59 15

Tin 1 17 71 11

Văn 0 15 67 18

Sử 0 35 56 9

Địa 0 9 74 17

Ngoại ngữ 12 31 54 3

GDCD 0 13 72 15

Công nghệ 4 14 74 8

Thể dục 0 12 71 17

b. Tình hình học của HS:

Qua khảo sát kết quả xếp loại học lực năm học 2010 - 2011 tại 03 trường nói trên cho thấy phần lớn HS đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của mỗi môn học, nhất là các môn khoa học cơ bản. Năm học 2010 – 2011, số HS cụ thể tại 03 trường như sau:

Trường THPT Hưng Yên: 1.385 HS.

Trường THPT Tiên Lữ: 1.421 HS.

Trường THPT Nam Phù Cừ: 853 HS.

Sau khi xử lí số liệu từ 03 trường, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Kết quả xếp loại học lực của HS 03 trường THPT Hưng Yên, Tiên Lữ, Nam Phù Cừ năm học 2010 - 2011 Môn học Xếp loại học lực (đơn vị: %)

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Toán 3,8 30,5 60,3 5,1 0,3

Lý 3,3 26,7 63,1 6,3 0,6

Hóa 4,2 32,8 58,0 4,8 0,2

Sinh 4,5 33,6 57,7 4,2 0,0

Tin 3,1 36,2 55,0 5,7 0,0

Văn 2,3 39,4 53,4 4,9 0,0

Sử 3,7 38,4 52,6 5,2 0,1

Địa 4,5 37,3 54,1 4,1 0,0

Ngoại ngữ 2,6 32,7 56,9 7,3 0,5

GDCD 2,4 40,2 53,6 3,8 0,0

Công nghệ 2,1 28,5 60,9 7,8 0,7

Thể dục 3,4 37,6 50,9 8,1 0,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 của 03 trường THPT Hưng Yên, Tiên Lữ, Nam Phù Cừ)

2.3.2. Quản lý dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Tác giả đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến tiến hành điều tra ở hai nhóm sau:

Nhóm 1: gồm 11 đồng chí trong BGH 03 trường THPT Hưng Yên, Tiên Lữ, Nam Phù Cừ.

Nhóm 2: gồm 150 GV đại diện cho 03 trường nói trên.

- Quan sát hoạt động quản lý, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp.

- Trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, HS.

- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.

Tác giả đã xử lí các phiếu. Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

2.3.2.1. Quản lý hoạt động dạy của GV theo Chuẩn KT - KN

a. Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo Chuẩn KT - KN:

Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp là bước đầu tiên trong tiến trình thực hiện thành công một giờ dạy của GV, đây là bước có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng dạy và học của GV, HS. Để giảng dạy đúng theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN, đòi hỏi người GV phải soạn bài, chuẩn bị bài theo tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT - KN của môn học, nắm được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà HS cần đạt được sau bài học.

Đối với hoạt động quản lý khâu soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp theo Chuẩn KT - KN của GV, tác giả đã đặt vấn đề với các hiệu trưởng là rất cần thiết, cần thiết hay không cần thiết, đồng thời hỏi ý kiến các GV đánh giá các hiệu trưởng đã làm tốt, làm chưa tốt hay chưa làm. Kết quả nhận được như sau:

Bảng 2.12: Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV (%)

Số

TT Nội dung quản lý

Nhận thức của hiệu trưởng

GV đánh giá mức độ thực hiện Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Làm tốt

Làm chưa tốt

Chưa làm

1

Hiệu trưởng hướng dẫn các quy định, cung cấp tài liệu Chuẩn KT – KN, SGK, tài liệu tham khảo khác.

66,7 33,3 0 81,3 17,0 1,7

2

Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy theo Chuẩn KT – KN.

33,3 66,7 0 68,3 29,7 2,0

3

Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ giáo án của GV.

66,7 33,3 0 92,7 7,3 0

4

Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài chuẩn bị bài lên lớp theo Chuẩn KT – KN của GV.

33,3 66,7 0 82,3 11,4 6,3

5

Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá hiệu quả bài soạn qua giờ dạy của GV.

33,3 66,7 0 76,3 21,7 2,0

Qua các phiếu trưng cầu ý kiến của các CBQL và các GV bộ môn, đa số cho rằng, việc hướng dẫn các quy định, yêu cầu soạn bài, cung cấp tài liệu chuẩn KT - KN, SGK, các tài liệu tham khảo khác là rất cần thiết và có 81,3%

cho rằng các trường đã làm tốt vấn đề này.

Việc yêu cầu bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy theo Chuẩn KT – KN được các trường chú trọng, đa số các trường cho là cần thiết. Có 68,3% khẳng định nội dung quản lý này được thực hiện tốt, chỉ có 2,0% cho là trường của mình chưa thực hiện.

Về thực hiện kiểm tra định kỳ, các hiệu trưởng cho là cần thiết và rất cần thiết. Phần lớn GV đánh giá cao mức độ thực hiện nội dung quản lý này (tới 82,3%). Tuy nhiên vẫn còn 11,4% GV cho rằng nhà trường đã thực hiện kiểm tra định kỳ nhưng số lần kiểm tra không nhiều, và việc kiểm tra còn mang tính hình thức. Có 6,3% đánh giá là trường họ chưa làm.

Vấn đề dự giờ, đánh giá bài soạn qua giờ dạy theo các yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng cũng được các hiệu trưởng cho là quan trọng và có 76,3% GV nhận định vấn đề này được thực hiện tốt, 2,0% khẳng định nội dung quản lý này không được đề cập đến khi KTĐG giờ dạy.

b. Quản lý giờ dạy trên lớp theo Chuẩn KT - KN:

Quản lý giờ dạy cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hiệu trưởng trong công tác quản lý. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh năng lực, tinh thần, trách nhiệm của người GV. Hiệu trưởng có các biện pháp quản lý giờ dạy phù hợp sẽ đảm bảo được nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Qua thực tế khảo sát tác giả thấy rằng, tất cả các hiệu trưởng đều có các biện pháp quản lý giờ lên lớp của GV, đều biết được GV khi lên lớp có dạy bám sát Chuẩn KT - KN hay không và mức độ bám sát là như thế nào, để từ đó có các biện pháp điều chỉnh, cụ thể qua kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 2.13 cho thấy:

Bảng 2.13: Quản lý giờ dạy trên lớp (đơn vị: %)

Số TT

Nhận thức của

hiệu trưởng Kết quả thực hiện Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Làm tốt

Làm chưa

tốt

Chưa làm

1

Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy theo Chuẩn KT - KN

100 0 0 68,3 29,3 2,4

2

Quản lý giờ dạy thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài.

100 0 0 77,7 22,3 0

3 Xây dựng nền nếp dạy của GV.

66,7 33,3 0 74,3 25,7 0

4

Quy định chế độ thông tin, báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng GV.

66,7 33,3 0 63,7 32,0 4,3

5

Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có sự phân tích sư phạm cho bài dạy.

100 0 0 61,7 28,3 10,0

6

Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy (sổ báo giảng) theo Chuẩn KT – KN.

66,7 33,3 0 81,7 14,7 3,6

7

Thu thập thông tin của HS, phụ huynh HS và đồng nghiệp.

33,3 66,7 0 60,3 28,4 11,3 - Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy căn cứ vào Chuẩn KT – KN, làm cho toàn thể GV nắm vững và thực hiện theo quy chế một cách nghiêm túc là biện pháp được tất cả các CBQL cho là rất cần thiết và đã được các trường thực hiện tốt.

- Tất cả các hiệu trưởng được hỏi đều cho rằng quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài là rất cần thiết. Qua điều tra GV của 03 trường thì 77,7% cho rằng biện pháp này đã được thực hiện tốt còn 22,3% thực hiện chưa tốt.

TKB được xây dựng dựa trên phân phối chương trình cứng của Bộ GD&ĐT. Xây dựng TKB khoa học, hợp lí sẽ giúp cho các em HS được học cân đối giữa các môn học, giữa các giờ học và giữa các buổi với nhau, tránh việc tiếp thu kiến thức trong một buổi học quá nhàm chán hoặc quá căng thảng. Tuy nhiên, một số trường khi xây dựng TKB thường quan tâm nhiều đến nguyện vọng của GV làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập từ đầu năm học. GV căn cứ vào phân phối chương trình, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học để lập kế hoạch chi tiết cho từng tuần trong tháng.

Sổ báo giảng là kế hoạch giảng dạy trong tuần của GV, được GV ghi từ đầu tuần dựa trên TKB của toàn trường. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp GV giảng dạy không đúng với sổ báo giảng. Điều này ảnh hưởng đến tính nội quy, kỷ luật của nhà trường.

- Nền nếp dạy học của GV chính là ý thức trách nhiệm của GV đối với hoạt động dạy học được thể hiện qua các loại hồ sơ giảng dạy. Nền nếp dạy học được xây dựng dựa theo điều lệ trường THPT, theo yêu cầu cụ thể của từng trường và theo yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn KT - KN. Để kiểm tra các giờ lên lớp, hầu hết các hiệu trưởng đều yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, từng học kỳ thông qua sổ báo giảng. Hiệu trưởng quản lý kế hoạch của GV bằng cách kiểm tra sổ sách của toàn trường và của từng GV. Hiệu trưởng đề ra các quy định thực hiện nền nếp giảng dạy, quy định về bài soạn; về hoạt động dự giờ, thăm lớp; về tiến độ cho điểm và chế độ báo cáo định kỳ … Căn cứ vào quy định và đối chiếu

với thực tế đã thực hiện hàng tuần, hàng tháng, hiệu trưởng đánh giá, nhận xét để từ đó mỗi cán bộ, GV tự điều chỉnh thực hiện cho tốt kế hoạch đã đề ra, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn trường.

Qua khảo sát tác giả thấy rằng 66,7% số Hiệu trưởng nhận thức việc xây dựng nền nếp dạy học là rất cần thiết và có 74,3% đã làm tốt, 25,7% chưa thực hiện tốt.

- Quy định chế độ thông tin báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp GV vắng. Với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ thì BGH nhà trường chủ động phân người dạy thay. Trong những trường hợp GV vắng đột xuất hoặc nghỉ một, hai tiết thì GV chủ động báo cáo cho Tổ trưởng chuyên môn điều động người thay thế. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà trường để đánh giá thi đua. Về biện pháp này có 66,7% hiệu trưởng cho là rất cần thiết và thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn còn 32%

GV cho rằng chưa làm tốt khi thực hiện.

- Tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy trên cơ sở Chuẩn KT - KN cũng là biện pháp được 100% hiệu trưởng đưa ra, coi đó là biện pháp thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nền nếp dạy học của họ. Tuy nhiên, biện pháp này mặc dù đã được tất cả các trường thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, tính khách quan chưa cao, nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy về các mặt.

- Thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng cũng là biện pháp được tất cả các hiệu trưởng coi trọng và thực hiện tốt (81,7%). Tuy nhiên vẫn còn 14,7%

GV nhận định nội dung này thực hiện chưa tốt.

- Biện pháp thu thập thông tin phản ánh của đồng nghiệp, cha mẹ HS và HS mặc dù không phải là một quy định cứng trong giáo dục nhưng lại đem đến một hiệu quả rất lớn cho hiệu trưởng, thông qua các thông tin phản hồi, hiệu trưởng có những biện pháp nhắc nhở, xử lí kịp thời những thiếu sót, quản

lý thích hợp hơn giờ lên lớp của GV. Qua điều tra, có 60,3 GV nhận định nhà trường đã thực hiện tốt, 28,4% chưa thực hiện tốt, 11,3% chưa thực hiện.

c. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy theo Chuẩn KT - KN:

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT ban hành, dựa trên Chương trình phổ thông và yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT - KN, tất cả các trường phải thực hiện nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ GV. Hiệu trưởng không chỉ căn cứ vào đó để hướng dẫn GV thực hiện đủ nội dung chương trình, không cắt xén, dồn ép, không giảng dạy quá cao so với khả năng nhận thức của HS, mà còn lấy đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá GV có nghiêm túc trong công tác giảng dạy theo Chuẩn KT - KN hay không. Việc quản lý chương trình phải đảm bảo sao cho: nhà trường phải dạy đủ số môn theo quy định; GV dạy đủ tiết/tuần/môn, dạy đủ số tiết/bài, dạy đúng theo yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng mà HS cần đạt được.

Căn cứ vào chương trình giảng dạy, GV lập kế hoạch giảng dạy từ đầu mỗi học kỳ, sau đó được GV cụ thể hóa ở sổ báo giảng hàng tuần. Việc xây dựng lịch báo giảng của GV giúp cho hiệu trưởng nắm được tiến độ chương trình giảng dạy, thuận lợi cho việc kiểm tra, dự giờ đột xuất và định kỳ.

Tại các trường THPT tỉnh Hưng Yên, hiệu trưởng quy định các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra GV của tổ mình, sau đó báo cáo trực tiếp và bằng văn bản tiến độ thực hiện chương trình của các GV hàng tháng. Đầu tháng hoặc cuối mỗi tháng, Ban chuyên môn nhà trường (gồm BGH, tổ trưởng, nhóm trưởng các nhóm chuyên môn) lại kiểm tra việc thực hiện chương trình, các loại hồ sơ giáo án của GV. Ngoài ra hiệu trưởng còn kiểm tra GV thông qua sổ ghi đầu bài của lớp, biên bản họp tổ nhóm chuyên môn.

Khi xin ý kiến các hiệu trưởng về các biện pháp quản lý chương trình dạy học theo Chuẩn KT - KN, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá của hiệu trưởng và mức độ thực hiện quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy (đơn vị: %) Số

TT

Quản lý

chương trình giảng dạy

Nhận thức của

hiệu trưởng Mức độ thực hiện Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Làm tốt

Làm chưa

tốt

Chưa làm

1

Tổ chức phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình.

66,7 33,3 0 78,3 17,0 4,7

2

Tổ chức cho GV học tập các văn bản mới về bổ sung, thay đổi theo Chuẩn KT – KN.

66,7 33,3 0 81,7 18,3 0

3

Yêu cầu tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch của năm học, học kỳ và kiểm tra, duyệt kế hoạch.

100 0 0 87,7 12,3 0

4 Kiểm tra hồ sơ giảng dạy theo Chuẩn KT – KN của từng GV.

66,7 33,3 0 75,3 24,7 0

5

Kiểm tra hồ sơ theo dừi, đỏnh giá của tổ, nhóm chuyên môn.

100 0 0 89,3 10,7 0

6

Có biện pháp xử lí GV thực hiện chưa đúng theo phân phối chương trình và Chuẩn KT – KN.

33,3 66,7 0 43,7 47,0 9,3

Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả cho thấy việc tổ chức phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng phân phối chương trình được các hiệu trưởng đặc biệt chú trọng và thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV thực hiện chương trình còn chưa nghiêm túc, có 17% GV khằng định vấn đề này khi được hỏi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w