Hiện đại hóa CSVC, TBDH, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 84 - 90)

3 Xây dựng nền nếp dạy của GV.

3.3.4.Hiện đại hóa CSVC, TBDH, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học

tin và truyền thông vào dạy học

3.3.4.1. Hiện đại hóa CSVC, TBDH

a.Mục đích:

Đổi mới chương trình và thực hiện dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN gắn liền với các yêu cầu về trang TBDH, sử dụng TBDH. Theo quan niệm tiên tiến về PPDH, coi TBDH không chỉ là phương tiện minh họa

cho những gì GV trình bày, mà chính là nguồn tri thức, phương tiện tuyền tải thông tin, phương tiện giúp HS tư duy, nghiên cứu học tập, tiếp cận tự nhiên và xã hội, giúp HS tự tìm hiểu kiến thức.

Dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN đặt ra nhiều yêu cầu mới về tổ chức dạy học, giúp cho hoạt động dạy học thoát khỏi phạm vi phòng học, khiến dạy học gắn liền với thực tiễn, với cuộc sống. Đồng thời chương trình cũng đặt ra những yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học hết sức đa dạng, đòi hỏi phải có điều kiện CSVC để thực hiện. Khi GV sử dụng các PPDH hiện đại, có thể sẽ khiến các nhóm học tập thay đổi linh hoạt, điều đó đòi hỏi số phòng học phải nhiều hơn số lớp học. Khi giảng dạy các bộ môn khoa học, mang tính chất nghiên cứu của bộ môn, rất cần phải tiến hành dạy học ở các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng máy chiếu …

Như vậy, tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường chính là tăng cường khả năng vận dụng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo Chuẩn KT - KN vào thực tiễn, xây dựng môi trường sư phạm tốt, tạo điều kiện giúp GV tiếp cận thuận lợi với xu thế dạy học hiện đại, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở các trường THPT.

b.Cách thức thực hiện:

- Nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng TBDH:

Nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng TBDH nhằm giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này, phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học là điều thiết yếu.

Để nâng cao nhận thức cho GV cần phải thực hiện được những công việc sau đây:

+ Kịp thời giới thiệu được các danh mục, các TBDH hiện có.

+ Tập huấn các PPDH cải tiến có kết quả, trong đó phải sử dụng TBDH.

+ Có những quy định trong nhà trường vừa bắt buộc, vừa khích lệ GV phải sử dụng các TBDH trong các giờ lên lớp.

+ Tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về sử dụng TBDH, đem lại hiệu quả dạy học.

+ Tổ chức cho GV tham khảo nơi sản xuất, cung cấp TBDH.

- Tổ chức sử dụng TBDH tuân thủ các yêu cầu chung, từ kế hoạch dạy học chung của toàn trường đến kế hoạch của các tổ:

Tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học thì hiệu trưởng yêu cầu trong kế hoạch này nhất thiết phải có mục đề xuất các TBDH cần sử dụng. Tổng hợp các kê hoạch của các tổ, hiệu trưởng lập kế hoạch chung về TBDH của toàn trường. Từ kế hoạch chung này hiệu trưởng lại yêu cầu mỗi tổ chuyên môn phổ biến cho GV yêu cầu khi thiết kế bài giảng theo Chuẩn KT - KN phải ghi TBDH phục vụ cho bài giảng đó.

Bản thiết kế bài giảng (giáo án) của GV phải nêu ra được: + Sẽ sử dụng TBDH gì vào chủ đề nào của bài giảng. + TBDH đó sẽ khai thác ở đâu?

+ Những kiến nghị, đề xuất với nhà trường về sự cung ứng.

Kế hoạch này cần làm có thực chất, không làm hình thức, chiếu lệ. Việc sử dụng TBDH phải đúng mục đích của bài giảng, của môn học, không đượ lạm dụng, sử dụng quá nhiều TBDH trong một giờ dạy, tránh tình trạng vượt quá yêu cầu về kỹ năng đối với khả năng của HS.

- Cung ứng kịp thời TBDH:

TBDH trong các trường hiện nay vừa thiếu, vừa không đảm bảo chất lượng và không đồng bộ về cơ cấu, chủng loại. Việc cấp phát vốn mua sắm TBDH thường không kịp thời. Để khắc phục vấn đề này, hiệu trưởng cần tập trung vào các việc:

+ Tuân thủ đúng các yêu cầu về quản lý tài chính đối với TBDH. + Tăng cường các nguồn vốn từ xã hội hóa giáo dục, kêu gọi tài trợ. + Xây dựng phong trào tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến thiết bị, đồ dùng hiện có của nhà trường.

- Đào tạo nhân viên phụ trách TBDH của nhà trường:

Nhân viên chuyên môn phụ trách TBDH vừa là người bảo quản, duy trì hệ thống TBDH, vừa là người phụ tá giúp GV thực hiện bài giảng sử dụng TBDH có năng suất hơn, dễ dàng, hiệu quả hơn. Có thể giải quyết vấn đề này theo hai hướng:

+ Chọn các nhân viên kỹ thuật am hiểu về các loại TBDH và tập huấn cho họ am hiểu về những kiến thức liên quan đến TBDH trong nhà trường.

+ Chọn GV đã học qua các trường sư phạm và tập huấn, bồi dưỡng thêm về kỹ thuật sử dụng, bảo quản TBDH.

- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng TBDH:

Môi trường sư phạm đối với vấn đề TBDH ở đây được đặt ra trên khía cạnh tổng hợp. Đó là môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý nhà trường, nâng cao sự hăng hái sử dụng TBDH của GV vào việc đổi mới nội dung PPDH, nâng cao thói quen kết hợp học và hành của HS qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực hành thí nghiệm.

Xây dựng hệ thống phòng bộ môn theo hướng ngày càng chuyên môn hóa, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho GV và HS khi sử dụng TBDH. Trong điều kiện chưa thể xây được phòng bộ môn cho từng môn học, có thể xây dựng các phòng nghe nhìn, phòng lý – hóa – sinh, phòng tin học … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài hệ thống các phòng bộ môn, các nhà trường cũng phải cải tạo hệ thống các lớp học, trường học đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, chỗ ngồi, độ

chống ồn cho phù hợp với PPDH tích cực, giúp cho HS lĩnh hội có hiệu quả bài giảng.

Trong việc tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi đối với việc sử dụng TBDH còn có vấn đề phát động được sự hăng hái tự làm TBDH của GV và HS. Công tác này còn có ý nghĩa với việc trau dồi năng lực sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các nhà trường.

- Thường xuyên kiểm tra việc quản lý và sử dụng TBDH:

Hiệu trưởng phải làm tốt công tác kiểm tra sổ đăng kí sử dụng đồ dùng, TBDH của GV; kiểm tra thông qua hoạt động dự giờ của GV; qua kiểm kê tài sản định kỳ.

Các giải pháp nói trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, tổng quát là các giải pháp phải nhằm đi tới mục tiêu:

+ CSVC, TBDH đủ theo kế hoạch dạy học.

+ CSVC, TBDH ngày càng tiên tiến so với yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT - KN của nhà trường.

+ CSVC, TBDH ngày càng đồng bộ về cơ cấu, chủng loại.

+ Cấp quản lý nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống CSVC và sử dụng TBDH.

+ GV tích cực, có ý thức tự giác sử dụng TBDH.

+ HS tích cực kết hợp học với hành thông qua việc sử dụng TBDH.

3.3.4.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học

a.Mục đích:

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa thế giới chuyển nhanh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vì vậy máy tính và mạng Internet có khả năng hỗ trợ đa phương tiện trong giảng dạy, GV có thể kết hợp việc giảng

bằng lời với việc trình chiếu các đoạn phim, nhạc, hình ảnh. Với các phần mềm chuyên dụng, máy tính có thể trình diễn các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng, các thí nghiệm ảo được thực hiện trên máy tính giúp cho HS dễ hình dung được bài học.

Khi kết nối Internet, GV còn được cung cấp một thư viện tra cứu khổng lồ, giúp tăng thêm hệ thống tư liệu và tri thức để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, hiệu trưởng các trường THPT phải quan tâm đến việc tăng cường công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động dạy học, nhất là yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT - KN hiện nay.

Trong quá trình thực hiện dạy học bám sát Chuẩn KT - KN, nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin, GV có thể sử dụng nhiều PPDH khác nhau, đồng thời có thể giúp HS tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng cơ bản một cách thuận lợi hơn, điều đó tạo nền tảng để GV có thể dạy mở rộng, nâng cao tùy theo đối tượng HS.

b.Cách thức thực hiện:

- Lập kế hoạch xây dựng phòng máy vi tính, phòng học đa chức năng, mua sắm TBDH hiện đại như: hệ thống máy chiếu Projector, màn hình hiện đại …, kết nối mạng Internet đến các phòng nói trên để GV thuận lợi hơn trong giảng dạy.

- Phân công GV có chuyên môn về tin học phụ trách và hỗ trợ cho tất cả GV trong nhà trường.

- Mở các lớp đào tạo tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thu thập thông tin, khả năng sử dụng mạng Internet, soạn giáo án điện tử; có chương trình tập huấn cho GV sử dụng các phần mềm mới, có tác dụng tốt, hiệu quả cao trong giảng dạy. BGH và các tổ trưởng chuyên môn tham gia học trước, sau đó đến toàn bộ GV trong nhà trường.

Tổ chức triển khai trong tập thể GV theo các bước: + Bước 1: yêu cầu GV soạn giáo án bằng máy vi tính.

+ Bước 2: chuyển từ giáo án vi tính thành giáo án điện tử. + Bước 3: dạy thử nghiệm trên phòng học đa chức năng.

+ Bước 4: kết hợp với đặc thù của bộ môn như thực hành, thí nghiệm. + Bước 5: xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ thống máy vi tính.

- Giao kế hoạch cụ thể cho từng tổ chuyên môn, mỗi tuần các tổ phải có ít nhất một tiết học trên phòng đa chức năng, sau đó tiến hành nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy. Có hình thức khen thưởng đối với những GV tích cực trong các phong trào đổi mới.

- Xây dựng và duy trì có hiệu quả Website của nhà trường.

Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi hiệu trưởng phải làm tốt công tác hiện đại hóa CSVC, TBDH. Bản thân người hiệu trưởng phải là người thành thạo sử dụng các phương tiện hiện đại. Hạn chế đến mức tối đa các thủ tục hành chính, các loại sổ sách mang tính hình thức, để GV có thời gian học tập nâng cao trình độ tin học, thiết kế giáo án điện tử.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 84 - 90)