3 Xây dựng nền nếp dạy của GV.
3.3.6. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN
hay cải tiến TBDH. Xếp yêu cầu đổi mới PPDH là tiêu chí hàng đầu để xếp loại thi đua cuối năm học.
Để tạo điều kiện cho thực hiện đổi mới PPDH theo Chuẩn KT - KN đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tạo được sự đồng thuận trong tập thể GV, phải hiện đại hóa CSVC, trang TBDH, đặc biệt là hệ thống máy tính; phải bồi dưỡng được một đội ngũ GV thành thạo công nghệ thông tin; phải có nguồn tài chính phục vụ cho công tác đổi mới PPDH. Tóm lại, muốn đổi mới PPDH thì trước hết phải đổi mới các điều kiện dạy học
Hiệu trưởng phải chỉ đạo tổ chức đánh giá thi đua một cách công khai, dân chủ, phải xây dựng được tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhất trí trên cơ sở giữ vững nền nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, đẩy mạnh đấu tranh phê và tự phê, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường.
3.3.6. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN Chuẩn KT – KN
3.3.6.1. Mục đích
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS. Đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn KT – KN của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT – KN của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Hoạt động kiểm tra, đánh giá nếu được thực hiện đúng, kịp thời sẽ có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS khắc phục những hạn chế trong học tập.
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập.
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ học lực của HS, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH.
- Giúp CBQL giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong những năm học vừa qua, song song với việc đổi mới PPDH nhằm thực hiện tốt yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn KT – KN, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá GV hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định, thường chỉ thông qua dự giờ, kiểm tra một số tiết, thông qua dư luận và còn mang khá nặng sự cảm tính. Chính vì vậy cần có nhiều cách đánh giá, có các tiêu chí đánh giá và nhiều hình thức đánh giá khác nhau. Cần coi đánh giá GV là một nét quan trọng của văn hóa chất lượng. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả học tập của HS trong những năm qua tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chắc còn phải trải qua một quá trình kiểm nghiệm, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp. Điều này đòi hỏi người CBQL phải tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá dựa trên Chuẩn KT – KN các môn học.
3.3.6.2.Cách thức thực hiện:
Để thực hiện thành công hoạt động chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trong nhà trường THPT, hiệu trưởng cần phải hiểu rõ ba mục tiêu đánh giá kết quả học tập của HS là: hướng dẫn và khuyến khích cách tiếp cận học tập hiệu quả; đo kết quả đánh giá một cách tin cậy và có giá trị; xếp hạng kết quả học tập dựa theo Chuẩn KT – KN đã quy định trong chương trình môn học. Hiệu trưởng
cần hướng dẫn GV hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động đánh giá với chất lượng tổng thể của quá trình dạy và học. [4, 110]. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng:
- Chỉ đạo xây dựng Chuẩn đầu ra và tổ chức đánh giá đúng theo quy trình Chuẩn đầu ra. Kết hợp giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài.
- Chỉ đạo điều chỉnh mục tiêu đánh giá: không chỉ đánh giá việc nắm KT – KN của HS, mà phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng các KT – KN; khả năng phân tích, lí giải, truyền đạt thuyết phục khi xem xét và giải quyết các vấn đề.
- Tổ chức cho toàn thể GV trong nhà trường học tập các văn bản quy định về đánh giá xếp loại GV và HS, đồng thời hiệu trưởng chỉ đạo công tác tập huấn cho toàn thể GV trong nhà trường các nội dung sau:
+ Hình thức KTĐG kết quả học tập của HS. + Phương tiện KTĐG.
+ Các tiêu chí đánh giá.
+ Kỹ thuật ra đề thi, đề kiểm tra phù hợp với đặc trưng bộ môn (đề trắc nghiệm khách quan với các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ; đề tự luận với các môn còn lại).
+ Nghiệp vụ tổ chức các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá.
+ Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên sự thống nhất tuyệt đối giữa các cấp kế hoạch: kế hoạch dạy và học của nhà trường, kế hoạch đánh giá của nhà trường, kế hoạch đánh giá của tổ chuyên môn, kế hoạch đánh giá của GV với yêu cầu về Chuẩn KT – KN các môn học. Thành lập nhóm GV cốt cán là những GV đã tập huấn về kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN tham gia xây dựng bản kế hoạch đánh giá chung toàn
trường, nhóm GV cốt cán này sẽ tiếp tục đảm trách việc lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập ở tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập: tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về đánh giá kết quả học tập, nội dung thảo luận cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Thảo luận về số lượng các chuẩn KT – KN cần kiểm tra, đánh giá đối với mỗi hình thức đánh giá.
+ Thảo luận về hình thức câu hỏi sử dụng trong đánh giá, trao đổi kĩ thuật biên soạn câu hỏi, cách thức chấm điểm các bài kiểm tra dạng trắc nghiệm và tự luận.
+ Thảo luận về cách sử dụng kết quả đánh giá.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn nhằm mang lại hiệu quả, tin cậy và phù hợp với thực tiễn, qua đó cũng giúp GV kiểm tra mức độ bám sát Chuẩn KT – KN của mình với các đồng nghiệp.
Theo dõi tiến bộ của mỗi GV trong quá trình đổi mới đánh giá đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu bám sát Chuẩn KT – KN; dõi theo sự tiến bộ về thành tích học tập của HS thông qua kết quả khảo sát chất lượng toàn trường. Thường xuyên đôn đốc và khuyến khích GV thực hiện đúng tiến độ, cách thức đánh giá đã dự kiến trong bản kế hoạch.
- Chỉ đạo việc giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá: thành lập bộ phận chuyên giám sát các hoạt động đánh giá kết quả học tập trong nhà trường. Xác định chính xác một số hoạt động đánh giá trọng tâm cần kiên quyết thực hiện theo đúng tiến độ, các hoạt động khác có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện của nhà trường. Dựa trên những căn cứ giám sát, hiệu trưởng có thể ra quyết định điều chỉnh tiến độ, bổ sung các khiếm khuyết, đề ra các
biện pháp giải quyết kịp thời. Trên cơ sở đó có những phần đánh giá trên Chuẩn KT – KN, tùy theo đối tượng HS.