Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 39 - 41)

Trong những năm qua, nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của Sở GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Hưng Yên đã có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa, trình độ đào tạo của CBQL ngày càng được nâng cao, số cán bộ nữ cũng nhiều hơn, tạo nên sự đa dạng và hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường. Qua điều tra, chúng tôi thu được kết quả:

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 77 71,3 Nữ 31 28,7 Độ tuổi Dưới 40 tuổi 26 24,0 Từ 40 đến 50 tuổi 25 23,2 Trên 50 tuổi 57 52,8 Trình độ đào tạo Đại học 71 65,7 Đang học cao học 10 9,3 Thạc sỹ 27 25,0

Thâm niên quản lý Dưới 5 năm 44 40,7

Trên 5 năm 64 59,3

Đã bồi dưỡng CBQL 85 78,7

Tổng số 108

Qua bảng thống kê trên ta thấy nam CBQL chiếm 71,3%, nữ CBQL chiếm 28,7%. Trong số 36 hiệu trưởng các trường THPT có 29 nam hiệu trưởng và 07 nữ hiệu trưởng (chiếm 19,4%).

CBQL trên 50 tuổi chiếm 52,8% và đây cũng chính là những CBQL có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Đa số CBQL có kinh nghiệm trên 5 năm làm công tác quản lý (chiếm gần 60%) và phần lớn đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục (chiếm 78,7%).

Đội ngũ CBQL các trường đều đã đạt chuẩn, trong đó đạt trình độ trên chuẩn chiếm tới 34,3%. Như vậy CBQL các trường đáp ứng đủ các tiêu chí đối với CBQL nhà trường THPT, đủ khả năng lãnh đạo nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục đề ra. Cụ thể:

- Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có kinh nghiệm quản lý, có uy tín đối với tập thể sư phạm, chính quyền và nhân dân địa phương.

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, gắn bó với địa phương và nhà trường, đều được trưởng thành từ GV giảng dạy các bộ môn, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục.

- Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chăm lo đến đời sống của GV cả về tinh thần và vật chất.

- Thường xuyên tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên để chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trường còn có một số hạn chế:

- Còn nhiều CBQL có kinh nghiệm dưới 5 năm (chiếm hơn 40%) nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.

- Các CBQL có tuổi đời cao, có nhiều kinh nghiệm tuy nhiên một phần không nhỏ trong số đó thường ngại đổi mới, mang nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, từ đó dẫn tới tình trạng kìm hãm một phần khả năng phát triển của nhà trường, nhất là đối với các GV và CBQL trẻ.

- CBQL ở các trường khác nhau, phong cách quản lý khác nhau nên hiệu quả quản lý các trường THPT cũng khác nhau. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường chưa được thường xuyên, do vậy đã ảnh hưởng tới việc bồi dưỡng năng lực quản lý của người CBQL.

Nguyên nhân của các hạn chế nói trên là:

- Một số CBQL còn ngại học tập để nâng cao trình độ, chưa mạnh dạn trong việc tiếp thu và vận dụng những vấn đề mới vào công tác quản lý.

- Một số ít còn thiếu kinh nghiệm nên chưa đủ uy tín đối với GV, có tư tưởng tránh né, ngại góp ý … vì vậy không kiểm soát hết được tình hình hoạt động trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w