Quản lý kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT KN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 80)

3 Xây dựng nền nếp dạy của GV.

3.3.3. Quản lý kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT KN

3.3.3.1.Mục đích:

Thực hiện đổi mới chương trình THPT là nhằm hướng tới một nền giáo dục có chất lượng cao hơn, phát triển tối ưu các phẩm chất và năng lực của HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó việc dạy học theo Chuẩn KT - KN sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục ở nước ta.

Chương trình không còn được hiểu là văn bản quy định mục đích, yêu cầu, nội dung chi tiết môn học và thời gian dành cho môn học đó mà được hiểu là một bản thiết kế tổng thể, đồng bộ, bao quát các hoạt động chính của một kế hoạch giáo dục trong một khoảng thời gian dài xác định, trong đó có trình bày mục tiêu học tập mà người học cần đạt được; số lượng, phạm vi, mức độ nội dung học tập; các phương pháp, hình thức tổ chức học tập; các cách thức đánh giá kết quả học tập cũng như các phương tiện cần thiết khai thác nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra.

Như vậy, muốn quản lý việc triển khai dạy học theo Chuẩn KT - KN một cách hiệu quả, hiệu trưởng các trường THPT phải có kế hoạch tổng thể, cụ thể, chi tiết để chủ động trong quá trình thực hiện, phải quản lý chặt chẽ, có hiệu quả việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học của GV. Khi có kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động dạy học một cách đúng hướng, lường hết được những khó khăn để có biện pháp khắc phục,

khai thác tối đa những thuận lợi góp phần chỉ đạo hiệu quả các hoạt động dạy học của nhà trường.

Kế hoạch chỉ đạo năm học do hiệu trưởng cùng hội đồng giáo dục nhà trường thảo luận vạch ra để GV cùng thực hiện nhiệm vụ năm học, do vậy phải giao kế hoạch cho từng cán bộ, GV, bằng các chỉ tiêu cụ thể để GV biết công việc mình phải hoàn thành trong năm học và có kế hoạch, phương hướng phấn đấu.

Mục tiêu của giáo dục THPT được cụ thể hóa trong chương trình giảng dạy của các môn học. Do đó việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy theo Chuẩn KT - KN ở các môn học là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các trường học, là điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

3.3.3.2.Cách thức thực hiện:

- Hiệu trưởng nhà trường cần phải lường trước các tình huống, nghiên cứu kỹ hơn những điều kiện cần thiết về đổi mới chương trình, đổi mới dạy học; phân tích thực trạng của nhà trường (những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, về đội ngũ, về trang thiết bị CSVC); hiểu rõ tình hình của địa phương … để từ đó xác định nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu dài và các điều kiện thực hiện nhiệm vụ đó.

- Tổ chức các hội nghị chuyên môn nhằm thống nhất, lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho việc triển khai dạy học theo Chuẩn KT - KN, đặc biệt chú trọng kế hoạch triển khai dạy học theo chương trình cơ bản, vì đây là nền tảng cho HS lựa chọn các môn học nâng cao trong chương trình.

- Căn cứ vào kết quả thi đua của năm học trước, lấy ý kiến của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các đoàn thể trong nhà trường … hiệu trưởng phân loại đội ngũ để bố trí phân công giảng dạy cho GV một cách hợp lí nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi GV.

- Bố trí GV dạy theo lớp một cách hợp lí để GV nắm được hệ thống toàn bộ chương trình chuẩn KT - KN của cả ba năm học và của cả ba ban hiện nay (ban KHTN, ban KHXH&NV, ban cơ bản), nắm được hệ thống PPDH ở các phần kiến thức của từng bài, từng chương và từng khối lớp. Bố trí, phân công GV giảng dạy ở nhiều khối lớp để tiện trong việc trao đổi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp trong giảng dạy.

- Hiệu trưởng triển khai các kế hoạch đến từng GV trong nhà trường trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học … Đồng thời chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch riêng cho tổ mình phụ trách trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung của toàn trường.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn giao kế hoạch cụ thể cho từng GV trong nhà trường:

+ Kế hoạch dạy chính theo Chuẩn KT - KN gồm: việc thực hiện quy chế chuyên môn; soạn bài, lên lớp; chất lượng HS đại trà, HS mũi nhọn, HS giỏi; đánh giá xếp loại HS; GV giỏi, đổi mới PPDH, sử dụng đồ dùng, thiết bị trong giảng dạy; viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học … Cuối mỗi học kỳ, nhà trường đánh giá các mặt theo kế hoạch đã đăng kí.

+ Kế hoạch dạy các môn học tự chọn, bổ trợ cho chương trình Chuẩn bao gồm: loại chủ đề tự chọn, tài liệu phục vụ cho việc dạy tự chọn, hình thức và PPDH tự chọn.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo GV nghiên cứu chương trình Chuẩn và xây dựng kế hoạch dạy học cho từng tiết học, bài dạy, từng chương, từng học kì và cả năm học.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn chia nhóm bộ môn, khối lớp để hỗ trợ cho nhau về chuyên môn, tư liệu và phương pháp giảng dạy, thảo luận thống

nhất chuẩn KT - KN cho từng tiết dạy, bài dạy, các đồ dùng dạy học cần sử dụng cho bài dạy đó; các tiết kiểm tra, thực hành …

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt có chất lượng, hiệu quả, nội dung sinh hoạt cần đi sâu vào những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đặt ra trong giảng dạy từng chương, bài; đổi mới PPDH ở các bài, nhất là các bài khó, các vấn đề khó đối với HS; thực hiện các giờ thực hành, ngoại khóa, kiểm tra, dự giờ, thao giảng.

- Mỗi GV trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc nền nếp trong giảng dạy: soạn bài, lên lớp, chấm và trả bài kiểm tra, ghi điểm, lên lịch báo giảng hàng tuần.

- Chỉ đạo phó hiệu trưởng bố trí TKB dạy học, lịch dạy học một cách hợp lí, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của HS và phù hợp với điều kiện CSVC, thiết bị, đội ngũ của nhà trường. Thông qua TKB, lịch báo giảng, hiệu trưởng nắm được việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV các bộ môn. Yêu cầu GV thực hiện chương trình dạy học đủ, đạt chất lượng, đúng tiến độ thời gian, không tùy tiện cắt xén, thêm, bớt chương trình. Các tiết không dạy được phải kịp thời bố trí dạy bù để đảm bảo chương trình.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình thông qua hồ sơ chuyên môn của GV như: kế hoạch môn học, bài soạn, sổ ghi đầu bài … Chú trọng đến công tác kiểm tra nội dung bài soạn, đặc biệt chú ý đến những GV trẻ, có tuổi nghề còn ít, còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. Thường xuyên kiểm tra, xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV, từ đó có biện pháp nhắc nhở, giúp đỡ GV hoàn thành kế hoạch. Tăng cường dự giờ thường xuyên, đột xuất, qua đó làm tốt công tác đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo Chuẩn KT - KN, tránh tình trạng dạy sơ sài hay dạy cao hơn so với khả năng nhận thức của HS.

- Hiệu trưởng quan tâm, chú ý, lắng nghe xem xét GV thực hiện kế hoạch gặp thuận lợi, khó khăn gì, đặc biệt là đội ngũ GV trẻ còn ít kinh nghiệm trong PPDH, từ đó có biện pháp giúp đỡ cụ thể, phân công GV giỏi, có nhiều kinh nghiệm chỉ bảo, hướng dẫn để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

- Bố trí các buổi sinh hoạt chuyên đề trong Hội đồng sư phạm để GV trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau hoặc tạo điều kiện để GV tự bồi dưỡng. Tổ chức tham quan, học tập các trường THPT tiên tiến trong và ngoài tỉnh, nhất là những trường đã sớm thực hiện dạy học theo Chuẩn KT - KN (ngay từ năm học 2007 – 2008).

- Hiệu trưởng là trưởng ban thi đua của nhà trường nên có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những GV hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, nhất là những GV mới ra trường. Có các hình thức xử lý kỉ luật đối với những GV vi phạm quy chế giảng dạy, dạy không đúng theo Chuẩn, không bám sát Chuẩn KT - KN.

Để đảm bảo việc quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo Chuẩn KT - KN, các trường cần phải đảm bảo đủ GV ở các bộ môn, đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ cho dạy học như: tài liệu, đồ dùng dạy học, phòng học, CSVC … Việc quản lý thực hiện chương trình Chuẩn cần phối hợp các biện pháp quản lý để theo dõi, đôn đốc GV thực hiện một cách tích cực, tự giác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w