3 Xây dựng nền nếp dạy của GV.
2.4.3. Nguyên nhân những khó khăn, tồn tạ
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nguồn ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như:
- Hiệu quả của công tác bồi dưỡng, tập huấn GV (tài liệu, chế độ …). - Hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu về dạy học theo Chuẩn KT – KN.
- Phần lớn ngân sách các trường dùng để trả lương cho GV, nhân viên nên nguồn kinh phí cho các hoạt động khác càng bị hạn chế.
Việc huy động xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn nên CSVC chưa hoàn thiện, bất cập so với yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ GV đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn nhưng về thực chất, một bộ phận GV năng lực chuyên môn còn yếu vì chưa chịu đổi mới PPDH, ngại tiếp cận với trang TBDH hiện đại, một số GV có tư tưởng bảo thủ không
tiếp nhận việc dạy học theo Chuẩn KT - KN mà vẫn soạn bài dựa vào SGK và SGV, dạy theo SGK nên bài học nặng nề, gây áp lực cho HS.
Tất cả các CBQL đều trưởng thành đi lên từ GV đứng lớp, một số chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thường dựa vào kinh nghiệm chủ quan cá nhân. Thậm chí còn một số CBQL chưa thật sự hiểu đúng về vai trò của việc dạy học theo Chuẩn KT - KN.
Tóm lại, hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cố gắng, góp sức không nhỏ trong việc quản lý nhà trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục và sự phát triển KT - XH của tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên phần lớn các hiệu trưởng chưa được trang bị đầy đủ những nội dung yêu cầu của hoạt động dạy học. Vì vậy, việc quản lý, chỉ đạo hoạt động này chưa đầy đủ và thiếu tính toàn diện, nặng về quản lý hành chính sự vụ, theo kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu cơ sở quản lý theo mục tiêu.
Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trường mình quản lý, qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT của tỉnh Hưng Yên, nhằm đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Mặc dù Chuẩn KT - KN đã được đưa vào chương trình phổ thông từ năm 2006, tuy nhiên hầu như các trường phổ thông trên cả nước vẫn dạy và học, kiểm tra và đánh giá theo SGK, nhiều GV và CBQL còn chưa biết đến Chuẩn KT - KN. Bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT chỉ đạo ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng” ở các môn học, tổ chức tập huấn cho CBQL và GV ở tất cả các trường phổ thông trên
toàn quốc, yêu cầu dạy và học, kiểm tra và đánh giá trên cơ sở Chuẩn KT - KN của các môn học.
Sau một năm thực hiện, đối chiếu với kết quả các năm học trước và kiểm nghiệm thực tế đã cho thấy những hiệu quả của việc dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN. Tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn, tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục.
Xác định Chuẩn và dạy theo Chuẩn, quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn là yêu cầu cần thiết của giáo dục THPT. Vậy làm thế nào để nâng cao nhận thức của GV về việc dạy học theo Chuẩn KT - KN? Làm thế nào để tăng cường hiệu quả về tổ chức thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trên cơ sở Chuẩn KT - KN của môn học? Điều đó phụ thuộc một phần lớn vào công tác quản lý, trong đó vai trò của hiệu trưởng là vô cùng quan trọng. Căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng cần nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo những biện pháp hiệu quả, khai thác CSVC, phát huy nội lực của nhà trường, tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học, làm chuyển biến chát lượng giáo dục của nhà trường.
Chương 3