Khái quát về tình hình phát triển giáo dục THPT tỉnh Hưng Yên 1. Mạng lưới trường, lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 34 - 42)

Toàn tỉnh Hưng Yên có 37 trường THPT, trong đó có 01 trường THPT chuyên, 26 trường công lập và 10 trường dân lập. Trong khối THPT hiện có

05 trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường được bố trí tương đối đều theo các huyện, thành phố; mỗi huyện, thành phố lại được bố trí đều theo các địa bàn dân cư, thuận lợi cho hoạt động học tập, đi lại của HS.

Bảng 2.1: Mạng lưới trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên TT Huyện – Thành phố Số lượng trường THPT Số trường

đạt chuẩn Công lập Dân lập

1 TP Hưng Yên 02 02 02

2 Tiên Lữ 03 01 0

3 Phù Cừ 02 01 01

4 Ân Thi 03 01 0

5 Kim Động 03 01 0

6 Khoái Châu 04 01 0

7 Văn Giang 02 0 01

8 Yên Mỹ 03 01 0

9 Mỹ Hào 02 01 01

10 Văn Lâm 02 01 0

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

2.2.2. Về học sinh

Năm học 2010 – 2011 tỉnh Hưng Yên có 38.228 HS trong đó có 12.394 HS lớp 10. Số HS bỏ học là 19 HS chiếm 0,05%. Số HS/ lớp nhìn chung đáp ứng được quy định của Bộ GD&ĐT, các trường công lập khoảng 45 HS/ lớp, các trường dân lập khoảng 50 HS/ lớp. Điều này cũng tạo những thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra và đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học ở các trường.

Bảng 2.2: Quy mô phát triển HS THPT tỉnh Hưng Yên Học sinh Năm học

2008 - 2009

Năm học 2009 - 2010

Năm học 2010 – 2011

Tổng số 39.372 38.096 38.228

Công lập 30.614 29.565 30.574

Dân lập 8.758 8.531 7.654

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng HS THPT của tỉnh Hưng Yên khỏ ổn định, thể hiện rừ ở số HS cụng lập. Riờng HS dõn lập cú xu hướng giảm. HS công lập chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số HS, năm học 2010 – 2011 chiếm tới 80%. Như vậy quy mô phát triển bậc THPT đáp ứng được sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.3: Kết quả hạnh kiểm, học lực HS THPT năm học 2008 – 2009

Tổng số HS

Hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

39372 16891 42.9 15631 39.7 6378 16.2 472 1.2

Tổng số HS

Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

39372 945 2.4 11221 28.5 24489 62.2 2638 6.7 79 0.2 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Bảng 2.4: Kết quả hạnh kiểm, học lực HS THPT năm học 2009 – 2010

Tổng số HS

Hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

38096 16534 43.4 14896 39.1 6095 16.0 571 1.5

Tổng số HS

Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

38096 1029 2.7 1108 6

29.1 2358 1

61.9 2324 6.1 76 0.2

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Bảng 2.5: Kết quả hạnh kiểm, học lực HS THPT năm học 2010 – 2011

Tổng số HS

Hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

38228 16744 43.8 14603 38.2 6346 16.6 535 1.4

Tổng số HS

Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

38228 1453 3.8 1460 3

38.2 2014 6

52.7 1988 5.2 38 0.1

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Từ kết quả thống kê ở các bảng 2.3, 2.4, 2.5 cho thấy chất lượng hạnh kiểm và học lực của HS năm học 2009 – 2010 tốt hơn so với năm học 2008 – 2009, tuy nhiên sự tiến bộ không nhiều. Năm học 2010 – 2011 là năm học đầu tiên các trường THPT tỉnh Hưng Yên chính thức thực hiện dạy học theo Chuẩn KT - KN, dựa chủ yếu vào tài liệu “Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng” để soạn, giảng, kiểm tra, đánh giá HS.

Sau một năm thực hiện dạy học bám sát Chuẩn KT - KN, kết quả giáo dục đạt được thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy là hết sức khả quan. Kết quả hạnh kiểm của HS THPT tỉnh Hưng Yên năm học 2010 – 2011 không có nhiều thay đổi so với các năm học trước, tuy nhiên kết quả học lực có sự tiến bộ vượt bậc, tỉ lệ HS xếp loại khá, giỏi tăng từ 30,9% năm học 2008 – 2009 lên 31,8% năm học 2009 – 2010 và lên 42,0% năm học 2010 - 2011; tỉ lệ HS xếp loại yếu, kém trong 3 năm học nói trên giảm từ 6,9% xuống 6,3% và 5,3%.

Năm học 2010, Hưng Yên xếp thứ 05 toàn quốc về kết quả thi vào Đại học, Cao đẳng và năm học 2011 Hưng Yên xếp thứ 03 toàn quốc sau Nam Định, Vĩnh Phúc. Như vậy chất lượng đào tạo của tỉnh Hưng Yên ngày càng tiến bộ và đứng vào tốp các tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Để có được kết quả trên là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân HS; lòng nhiệt tình, kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ GV và sự đầu tư của các nhà trường, các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT và Tỉnh Hưng Yên.

2.2.3. Về đội ngũ GV THPT

GV là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Trong tình hình nền KT – XH của đất nước có sự phát triển nhanh chóng, đứng trước yêu cầu của người học về lĩnh hội tri thức, yêu cầu của các ngành kinh tế về chất lượng nguồn lao động, yêu cầu của xã hội về nhân cách, đạo đức HS đòi hỏi người GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc, là tấm gương sáng cho HS noi theo. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV đã luôn được lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và CBQL các nhà trường quan tâm.

Bảng 2.6: Đội ngũ GV THPT tỉnh Hưng Yên Năm học Tổng số Công lập Dân lập Đạt chuẩn

(%)

Trên chuẩn (%)

2008 – 2009 1.983 1.670 313 100 9.2

2009 – 2010 2.175 1.670 505 100 9.5

2010 - 2011 2.216 1.656 560 100 10.1

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên)

Bảng 2.7: Chất lượng giảng dạy của GV THPT tỉnh Hưng Yên

Năm học Tổng số

Kết quả xếp loại giáo viên

Giỏi Khá Đạt yêu cầu

SL % SL % SL %

2008 – 2009 1.983 567 28.6 1019 51.4 397 20.0

2009 – 2010 2.175 668 30.7 1129 51.9 378 17.4

2010 - 2011 2.216 727 32.8 1143 51.6 346 15.6

(Nguồn: Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên và Báo cáo kết quả xếp loại GV cuối năm học của các trường THPT)

Qua bảng 2.6 và 2.7 có thể thấy rằng đội ngũ GV THPT của tỉnh Hưng Yên đều đã đạt chuẩn, trong đó một tỉ lệ không nhỏ (khoảng 10%) đạt trình độ trên chuẩn. Tất cả các bộ môn đều có đủ GV. Phần lớn GV đều có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Nhiều GV có trình độ tay nghề vững vàng, chất lượng giảng dạy cao. Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục THPT ở tỉnh Hưng Yên.

Tuy nhiên, trong tổng số 2216 GV năm học 2010 – 2011, GV trẻ có tuổi nghề dưới 10 năm và dưới 05 năm chiếm tỉ lệ khá lớn. Có một số trường THPT, GV dưới 10 năm tuổi nghề chiếm tới trên 70%; dưới 05 năm tuổi nghề chiếm trên 30%. Điều này cũng gây những khó khăn nhất định cho công tác giảng dạy và gây khó khăn cho công tác quản lý giáo dục của hiệu trưởng các trường THPT.

2.2.4. Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Trong những năm qua, nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ của Sở GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Hưng Yên đã có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa, trình độ đào tạo của CBQL ngày càng được nâng cao, số cán bộ nữ cũng nhiều hơn, tạo nên sự đa dạng và hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường. Qua điều tra, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 2.8: Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Hưng Yên năm 2010 - 2011

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%)

Giới tính Nam 77 71,3

Nữ 31 28,7

Độ tuổi

Dưới 40 tuổi 26 24,0

Từ 40 đến 50 tuổi 25 23,2

Trên 50 tuổi 57 52,8

Trình độ đào tạo

Đại học 71 65,7

Đang học cao học 10 9,3

Thạc sỹ 27 25,0

Thâm niên quản lý Dưới 5 năm 44 40,7

Trên 5 năm 64 59,3

Đã bồi dưỡng CBQL 85 78,7

Tổng số 108

Qua bảng thống kê trên ta thấy nam CBQL chiếm 71,3%, nữ CBQL chiếm 28,7%. Trong số 36 hiệu trưởng các trường THPT có 29 nam hiệu trưởng và 07 nữ hiệu trưởng (chiếm 19,4%).

CBQL trên 50 tuổi chiếm 52,8% và đây cũng chính là những CBQL có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Đa số CBQL có kinh nghiệm trên 5 năm làm công tác quản lý (chiếm gần 60%) và phần lớn đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục (chiếm 78,7%).

Đội ngũ CBQL các trường đều đã đạt chuẩn, trong đó đạt trình độ trên chuẩn chiếm tới 34,3%. Như vậy CBQL các trường đáp ứng đủ các tiêu chí đối với CBQL nhà trường THPT, đủ khả năng lãnh đạo nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục đề ra. Cụ thể:

- Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có kinh nghiệm quản lý, có uy tín đối với tập thể sư phạm, chính quyền và nhân dân địa phương.

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, gắn bó với địa phương và nhà trường, đều được trưởng thành từ GV giảng dạy các bộ môn, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục.

- Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chăm lo đến đời sống của GV cả về tinh thần và vật chất.

- Thường xuyên tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên để chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học.

Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trường còn có một số hạn chế:

- Còn nhiều CBQL có kinh nghiệm dưới 5 năm (chiếm hơn 40%) nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.

- Các CBQL có tuổi đời cao, có nhiều kinh nghiệm tuy nhiên một phần không nhỏ trong số đó thường ngại đổi mới, mang nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, từ đó dẫn tới tình trạng kìm hãm một phần khả năng phát triển của nhà trường, nhất là đối với các GV và CBQL trẻ.

- CBQL ở các trường khác nhau, phong cách quản lý khác nhau nên hiệu quả quản lý các trường THPT cũng khác nhau. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường chưa được thường xuyên, do vậy đã ảnh hưởng tới việc bồi dưỡng năng lực quản lý của người CBQL.

Nguyên nhân của các hạn chế nói trên là:

- Một số CBQL còn ngại học tập để nâng cao trình độ, chưa mạnh dạn trong việc tiếp thu và vận dụng những vấn đề mới vào công tác quản lý.

- Một số ít còn thiếu kinh nghiệm nên chưa đủ uy tín đối với GV, có tư tưởng tránh né, ngại góp ý … vì vậy không kiểm soát hết được tình hình hoạt động trong nhà trường.

2.2.5. Cơ sở vật chất ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Trong những năm gần đây UBND tỉnh Hưng Yên và Sở GD&ĐT đã có đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục, nhờ đó hệ thống CSVC ở các trường THPT ngày càng được hoàn thiện, số phòng học được xây mới hàng năm tăng lên, các phòng học cũ được tu sửa, nâng cấp đủ tiêu chuẩn. Các phòng thư

viện, thiết bị được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại hóa, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy.

Bảng 2.9: Cơ sở vật chất của các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Các phòng Năm học

2008 - 2009

Năm học 2009 - 2010

Năm học 2010 – 2011

Phòng học 690 708 729

Phòng thiết bị 32 35 36

Phòng bộ môn 21 28 33

Thư viện 26 28 36

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng yên) Tính đến hết năm học 2010 – 2011, tỉnh Hưng Yên có 05 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, cả 05 trường đều có hệ thống CSVC đầy đủ, hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, các trường THPT công lập cũng có hệ thống CSVC tương đối hoàn thiện. Tất cả các trường THPT đều có thư viện phục vụ GV và HS; 28/36 trường có phòng máy tính; 06/36 trường có phòng học ngoại ngữ. Tất cả các trường đều đủ phòng học, các phòng học đều đạt tiêu chuẩn. Hiện nay trong cả tỉnh đã có 10 trường THPT học một ca.

Tuy nhiên, hệ thống CSVC của một số trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học. Một số trường chưa có phòng máy tính, nhiều trường máy tính đã lỗi thời, hỏng hóc, không còn đáp ứng được yêu cầu dạy học môn Tin học. Đồ dùng và TBDH còn thiếu đồng bộ và chưa hiện đại, làm giảm hiệu quả giảng dạy. Một số trường còn thiếu cán bộ thiết bị và thư viện chuyên trách, còn kiêm nhiệm nên ý thức bảo vệ, sử dụng CSVC, TBDH chưa tốt.

Thư viện một số trường chỉ hoạt động mang tính hình thức, nghèo nàn về đầu sách, ít tài liệu tham khảo.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w