Khi đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã dựa vào cơ sở lý luận về công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng; dựa vào những tổng kết, đánh giá và bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện chính thức việc dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn, lấy Chuẩn KT - KN làm cơ sở cho việc dạy học, KTĐG theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; đặc biệt chúng tôi căn cứ vào thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hưng Yên. Vì vậy những biện pháp mà chúng tôi đưa ra là cần thiết và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, để có sự đánh giá khách quan về sự cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của nhiều chuyên gia và GV giảng dạy, cụ thể:
- Lãnh đạo, cán bộ Vụ THPT của Bộ GD&ĐT: 03.
- Lãnh đạo, cán bộ Viện Chiến lược giáo dục: 02.
- Lãnh đạo, cán bộ Sở GD&ĐT Hưng Yên: 15.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 03 trường THPT Hưng Yên, Tiên Lữ, Nam Phù Cừ: 10.
- GV tại 03 trường THPT Hưng Yên, Tiên Lữ, Nam Phù Cừ: 150.
3.5.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Trong phiếu điều tra chúng tôi đưa ra 03 mức độ của các biện pháp theo thang điểm sau:
- Rất cần thiết: 3 điểm.
- Cần thiết: 2 điểm.
- Không cần thiết: 1 điểm. Điểm trung bình X (1 ≤ X ≤ 3).
để các CBQL và GV đánh giá. Số lượng CBQL được khảo sát là 30, số lượng GV được khảo sát là 150. Sau đó xử lí các phiếu điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Điểm trung bình
Xếp thứ Rất cần
thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN.
28 93,3 2 6,7 0 0 2,93 1
2
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN.
27 90,0 3 10,0 0 0 2,90 2
3
Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch.
25 83,3 5 16,7 0 0 2,83 3
4
Hiện đại hóa CSVC, TBDH. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.
24 80,0 6 20,0 0 0 2,80 4
5
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN.
22 73,3 8 26,7 0 0 2,73 5
6
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN.
22 73,3 8 26,7 0 0 2,73 5
Từ kết quả thu được ở bảng trên chúng ta thấy tất cả 6 biện pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT – KN
đều được các CBQL đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết. Trong 6 nhóm biện pháp đó thì:
- Nhóm biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN” được 93,3% CBQL cho rằng là rất cần thiết, còn lại là cần thiết. Đây cũng là nhóm biện pháp có điểm trung bình cao nhất X = 2,93 xếp thứ 1.
- Nhóm biện pháp 2 “Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN” được 90,0% CBQL cho là rất cần thiết, 10,0% đánh giá là cần thiết. Điểm trung bình của nhóm biện pháp này là
X = 2,90 xếp thứ 2.
- Nhóm biện pháp 3 “Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch” cũng được tất cả các CBQL đánh giá ở mức độ cần thiết và rất cần thiết, trong đó 83,3% đánh giá là rất cần thiết. Điểm trung bình của nhóm biện pháp này là X = 2,83 xếp thứ 3.
Đây là 3 nhóm biện pháp có mức điểm trung bình lớn hơn mức điểm trung bình của 6 nhóm biện pháp mà các CBQL cho rằng cần phải làm ngay.
- Nhóm biện pháp 4 “Hiện đại hóa CSVS, TBDH. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học” có điểm trung bình là
X = 2,80 xếp thứ 4.
- Nhóm biện pháp 5 “Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN” và 6 “Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN” đều có điểm trung bình là 2,73 xếp cuối cùng trong 6 nhóm biện pháp, tuy nhiên cũng vẫn là những biện pháp được đánh giá cao, gần với mức điểm trung bình tối đa là X = 3,0.
Bảng 3.2: Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.
Mức độ đánh giá Điểm trung Xếp
Rất cần
thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN.
145 96,7 5 3,3 0 0 2,97 1
2
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN.
134 89,3 16 10,7 0 0 2,89 2
3
Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch.
127 84,7 21 14 2 1,3 2,83 5
4
Hiện đại hóa CSVC, TBDH. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.
124 82,7 19 12,7 7 4,6 2,78 6
5
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN.
132 88,0 18 12,0 0 0 2,88 3
6
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN.
129 86,0 21 14,0 0 0 2,86 4
- Từ bảng 3.2 cho thấy sự đánh giá của GV đối với hai nhóm biện pháp đầu cũng giống như quan điểm của các CBQL. Tất cả GV được hỏi đều cho rằng việc nâng cao nhận thức của GV và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN là cần thiết và rất cần
thiết. Điểm trung bình của nhóm biện pháp 1 là X = 2,97 xếp thứ 1 và nhóm 2 là X = 2,89 xếp thứ 2.
- Nhóm biện pháp 3 có điểm trung bình X = 2,83 xếp thứ 5 và nhóm biện pháp 4 là X = 2,78 xếp thứ 6 cho thấy GV có quan điểm nhận xét về tầm quan trọng của hai nhóm biện pháp này khác với các CBQL. Ở hai nhóm biện pháp này còn có một số GV đánh giá là không cần thiết đối với hoạt động dạy học theo Chuẩn KT – KN.
- Nhóm biện pháp 5 “Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN” và 6 “Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN” được các GV đánh giá cao hơn so với các CBQL. Hai nhóm biện pháp này có điểm trung bình X lần lượt là 2,88 và 2,86 xếp thứ 3 và 4. Điều này phản ánh vai trò của PPDH và kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học theo Chuẩn KT – KN ở trường THPT đối với GV.
3.5.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Để có sự đánh giá khách quan về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tương tự như cách tiến hành ở trên, trong phiếu điều tra chúng tôi đưa ra 03 mức độ của các biện pháp theo thang điểm sau:
- Rất khả thi: 3 điểm.
- Khả thi: 2 điểm.
- Không khả thi: 1 điểm.
Điểm trung bình X (1 ≤ X ≤ 3).
sau đó xử lí các phiếu điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 3.3 và 3.4.
Bảng 3.3: Đánh giá của CBQL về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Điểm trung bình
Xếp thứ Rất khả
thi Khả thi Không khả thi
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN.
19 63,3 8 26,7 3 10,0 2,53 5
2
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN.
21 70,0 7 23,3 2 6,7 2,63 3
3
Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch.
20 66,7 7 23,3 3 10,0 2,57 4
4
Hiện đại hóa CSVC, TBDH. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.
18 60,0 7 23,3 5 16,7 2,43 6
5
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN.
24 80,0 5 16,7 1 3,3 2,77 1
6
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN.
23 76,7 5 16,7 2 6,6 2,70 2
Từ kết quả thu được ở bảng trên chúng ta thấy các biện pháp đề xuất được phần lớn các CBQL đánh giá là khả thi và rất khả thi. Trong đó các biện pháp “Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT - KN” và
“Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới KTĐG theo Chuẩn KT - KN” được đánh giá rất khả thi nhiều nhất. Điều này phù hợp với thực tế nhu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN của các nhà trường. Hai nhóm biện pháp này xếp thứ 1
và thứ 2 về mức độ khả thi trong 6 nhóm biện pháp. Qua đó cho thấy rằng, đối với các CBQL, việc chỉ đạo đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là khả thi nhất và có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động dạy học theo Chuẩn.
Sau hai nhóm biện pháp trên, theo các CBQL, nhóm biện pháp “Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN” có mức độ khả thi cao khi thực hiện với điểm trung bình X = 2,63 xếp thứ 3.
Nhóm biện pháp “Lập kế hoạch dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý chương trình theo kế hoạch” có điểm trung bình X = 2,57 xếp thứ 4 và nhóm biện pháp “Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT - KN” có điểm trung bình X = 2,53 xếp thứ 5. Đây cũng là hai nhóm biện pháp có 03 CBQL đánh giá là không khả thi thực hiện.
Nhóm biện pháp “Hiện đại hóa CSVC, TBDH. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học” là nhóm đạt điểm trung bình thấp nhất, tuy nhiên cũng đạt mức X = 2,43 xếp thứ 6. Nhóm biện pháp này có 06 CBQL đánh giá là không khả thi, chiếm 16,7% số CBQL được hỏi.
Bảng 3.4: Đánh giá của GV về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Điểm trung bình
Xếp thứ Rất khả thi Khả thi Không khả
thi
SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN.
87 58,0 50 33,3 13 8,7 2,49 5
2
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN.
93 62,0 52 34,7 5 3,3 2,59 4
3
Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch.
106 70,7 37 24,7 7 4,6 2,66 2
4
Hiện đại hóa CSVC, TBDH. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.
82 54,7 49 32,7 19 12,6 2,42 6
5
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN.
110 73,4 35 23,3 5 3,3 2,70 1
6
Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN.
107 71,3 34 22,7 9 6,0 2,65 3
Trong các nhóm biện pháp đề xuất, nhóm biện pháp “Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT – KN” được các GV đánh giá là khả thi nhất, nhóm biện pháp này có điểm trung bình X = 2,70. Tiếp đến là nhóm biện pháp “Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT – KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch” có điểm trung bình X = 2,66.
Nhóm biện pháp có điểm trung bình thấp nhất là “Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN” có điểm trung bình X = 2,49 xếp thứ 5 và nhóm biện pháp “Hiện đại hóa CSVC, TBDH. Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học” có điểm trung bình X = 2,42 xếp thứ 6.
Qua kết quả khảo sát nói trên, có thể thấy còn một số ý kiến phân vân về mức độ khả thi của các biện pháp, tuy nhiên những vấn đề đó thường không phụ thuộc vào hiệu trưởng nhà trường mà phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan khác. Điểm trung bình của các nhóm biện pháp đều rất cao, các nhóm biện pháp xếp thứ 5, thứ 6 cũng đều có điểm trung bình khoảng 2,5.
Điều đó cho thấy phần lớn các CBQL và GV đều đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp do tác giả đưa ra.
Tóm lại các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN của hiệu trường các trường THPT tỉnh Hưng Yên mà chúng tôi đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi trong thực tiễn. Việc tiến hành quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT – KN bằng các biện pháp nêu trên sẽ tạo điều kiện giúp hiệu trưởng quản lý tốt hơn quá trình dạy học trong nhà trường, hoàn thành các mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp nêu trên cũng đòi hỏi phải có đủ đội ngũ GV, cỏc GV phải nắm rừ, hiểu đỳng về dạy học theo Chuẩn, đồng thời phải có sự đồng bộ về CSVC, TBDH để có thể tiến hành đổi mới PPDH, đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Để quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN đạt chất lượng và hiệu quả như mong muốn, hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hưng Yên cần quan tâm thực hiện các biện pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất, đó là:
1. Nâng cao nhận thức của GV về dạy học theo Chuẩn KT - KN.
2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT – KN.
3. Lập kế hoạch về dạy học theo Chuẩn KT - KN và quản lý thực hiện chương trình theo kế hoạch.
4. Hiện đại hóa CSVC, TBDH, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.
5. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH theo Chuẩn KT - KN.
6. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT – KN.
Tất cả các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia. Để từng bước nâng cao hiệu quả dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN ở trường THPT đòi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, trên cơ sở vận dụng khai thác thế mạnh riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.
Trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn chúng tôi hy vọng những biện pháp chúng tôi đưa ra ở trên có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở trường THPT, đồng thời nâng cao kết quả học tập của HS.