3 Xây dựng nền nếp dạy của GV.
3.3.5. Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH bám sát Chuẩn KT KN
KN
3.3.5.1.Mục đích:
Đổi mới PPDH có nghĩa là đổi mới toàn diện từ hình thức tổ chức dạy học, kỹ thuật dạy học, thiết kế bài giảng, phương tiện và TBDH. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực, với các kỹ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú trong học tập.
Đổi mới PPDH bao gồm đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác dạy học, đổi mới kĩ thuật dạy học với định hướng:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông. - Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể. - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
- Phù hợp với CSVC và các điều kiện dạy học của nhà trường. - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, TBDH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin. [thêm 4, 11].
Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chuẩn KT - KN đã đặt ra yêu cầu đổi mới PPDH đối với GV, đòi hỏi GV phải có những PPDH theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng HS cần đạt được và phù hợp với nội dung của mỗi bài học. Dù GV sử dụng PPDH nào cũng phải luôn bám sát Chuẩn KT - KN của môn học. Điều đó đòi hỏi các hiệu trưởng nhà trường phải có những biện pháp quản lý hiệu quả, đồng bộ hoạt động đổi mới PPDH của GV, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục.
3.3.5.2.Cách thức thực hiện:
Hiệu trưởng nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước, nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn KT – KN trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH, có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả:
- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH gồm các thành viên: + Trưởng ban: hiệu trưởng nhà trường.
+ Phó trưởng ban: các phó hiệu trưởng.
+ Các ủy viên: Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, KTĐG các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn KT – KN, đồng thời với tích cực đổi mới PPDH, tổng kết rút kinh nghiệm. Chỉ đạo các bộ phận thư viện, phòng TBDH có lịch cụ thể cho GV bộ môn làm việc. Tận dụng tối đa các phương tiện, các trang bị hiện có của nhà trường để phục vụ cho công tác đổi mới PPDH .
- Khảo sát đội ngũ GV về nhận thức, trình độ chuyên môn và điều kiện để đổi mới PPDH, phân loại GV để có kế hoạch bồi dưỡng và đưa ra yêu cầu thực hiện đổi mới cụ thể cho từng GV theo các mức độ sau:
+ Đổi mới thiết kế bài giảng dựa trên Chuẩn KT – KN theo hướng tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho HS. Mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT – KN. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
+ Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. + Đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
+ Áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Tổ chức hội thảo để GV nhận thức được rằng đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các PPDH trước đây. Mỗi PPDH đều có những ưu điểm nhất định, không có phương pháp, cách thức nào là tuyệt đối. Tùy theo điều kiện, nội dung, nhiệm vụ, đối tượng HS cụ thể mà GV lựa chọn phương pháp, cách thức chính và các phương pháp hỗ trợ để hoàn thiện bài giảng của mình, đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn KT - KN.
Nhiệm vụ của hiệu trưởng là chỉ đạo việc cải tiến PPDH sao cho quá trình dạy học của GV có thể phát huy được tối đa những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế của phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả bài giảng, chuyển từ đánh giá khả năng truyền thụ của GV sang đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động, khả năng kích thích sự khám phá, sáng tạo cho HS. Khuyến khích những GV thực hiện tốt, có hiệu quả việc đổi mới PPDH thông qua việc xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp.
- Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn lấy nội dung đổi mới PPDH là trọng tâm thảo luận, các tổ nhóm phải thống nhất được các nội dung sau:
+ Chuẩn KT - KN của từng bài học cụ thể. + Hình thức tổ chức dạy học.
+ Phương pháp chủ yếu sử dụng trong từng bài.
+ Quy định chuẩn về đồ dùng và phương tiện dạy học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn xây dựng một số bài giảng mẫu có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, thống nhất về chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới. Tổ chức dạy thử nghiệm, dự giờ, lấy ý kiến phản hồi của HS; đánh giá, xác định kết quả và sơ kết, rút kinh nghiệm để mở rộng đại trà. Đây chính là chức năng trung tâm của người hiệu trưởng để chỉ đạo hoạt động dạy học, là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý đổi mới PPDH.
- Chỉ đạo thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học, ở tất cả các GV, tạo nên khí thế thi đua trong tập thể GV và HS.
- Tổng kết phong trào thi đua, đánh giá, rút kinh nghiệm ở các tổ, nhóm chuyên môn; các đoàn thể … động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả, có nhiều thành tích trong phong trào đổi mới. Khen thưởng ngay những giờ dạy theo Chuẩn KT - KN có chất lượng cao. Phê bình, nhắc nhở những GV chưa tích cực, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn KT - KN.
- Yêu cầu tất cả mọi GV trong nhà trường phải tích cực trong việc viết