C. M của Ngài Công bố lần đầu trong cuốn sách: Jaeckh,
Mác gửi i-ô-han ba-ti-xtơ svai-xơ ở Béc-lin
ở Béc-lin
Luân Đôn, 13 tháng Mười 1868
Thưa Ngài!
Nếu như Ngài không nhận được thư trả lời bức thư của Ngài đề ngày 15 tháng Chín thì tôi đã có lỗi gây ra sự hiểu lầm đó. Tôi hiểu thư ấy theo ý nghĩa là Ngài muốn gửi cho tôi xem “bản dự thảo” của Ngài. Tôi chờ đợi nó. Nhưng kế đó đại hội của Ngài163 đã họp, sau đấy tôi cho rằng (do quá bận rộn với công việc) có thể không vội vàng trả lời. Với tư cách bí thư về nước Đức của quốc tế, từ ngay trước khi nhận được bức thư của Ngài đề ngày 8 tháng Mười, tôi đã nhiều lần kêu gọi hoà bình. Người ta trả lời tôi (để làm bằng chứng người ta đã gửi cho tôi những bài trích trong báo “Social – Demokrat”) rằng bản thân Ngài đã khiêu khích gây ra cuộc chiến. Tôi đã tuyên bố rằng trong cuộc quyết đấu ấy1
tôi phải bó hẹp trong vai trò “quan toà vô tư”.
Tôi nghĩ rằng đối với sự tín nhiệm lớn lao mà Ngài bày tỏ với tôi trong các bức thư của Ngài, tôi sẽ đền đáp được tốt hơn hết nếu như tôi trình bày với Ngài một cách thẳng thắn, không có sự bóng gió ngoại giao nào, quan điểm của tôi về tình thế hiện nay. Đồng thời tôi nghĩ rằng đối với Ngài, cũng như đối với tôi, chỉ có lợi ích --- ---
1 Xem tập này, tr. 237-238.
Tôi tuyệt đối thừa nhận trí tuệ và nghị lực mà Ngài biểu hiện ra khi Ngài hoạt động trong phong trào công nhân, và tôi chưa bao giờ giấu giếm điều đó với bất cứ ai trong số bạn bè của tôi. ở khắp mọi nơi mà tôi buộc phải phát biểu công khai – tại Tổng Hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế và trong Hội liên hiệp cộng sản Đức ở đây – tôi luôn luôn nói về Ngài như là người của đảng chúng tôi và chưa lần nào nhắc một chữ nào đến những sự bất đồng của chúng ta.
Tuy nhiên, những sự bất đồng ấy vẫn tồn tại.
Trước hết, về Hội liên hiệp Lát-xan, nó được thành lập trong thời kỳ phản động. Lát-xan – và đây vẫn là công lao bất hủ của ông ta – đã làm thức tỉnh trở lại phong trào công nhân ở Đức sau mười lăm năm mê ngủ. Nhưng ông ta mắc những sai lầm lớn. Ông ta chịu quá nhiều ảnh hưởng của điều kiện trực tiếp của thời đại đó. Ông ta biến điểm xuất phát nhỏ bé – sự bất đồng của ông ta với một tên hèn kém như Sun-txơ - Đê-lít-sơ – thành điểm trung tâm của công tác cổ động của mình: đem sự giúp đỡ của nhà nước đối chọi lại sự tự giúp đỡ. Như thế là ông ta lại đưa ra cái khẩu hiệu mà Buy-sê – thủ lĩnh của chủ nghĩa xã hội Thiên chúa giáo đã từng đưa ra vào năm 1843 và vào những năm tiếp theo để chống lại phong trào công nhân chân chính ở Pháp. Là một người quá ư thông minh để có thể cho rằng khẩu hiệu ấy là cái gì lớn hơn là thủ đoạn quá độ trong trường hợp xấu, Lát-xan chỉ có thể bào chữa cho khẩu hiệu ấy bằng tính khả thi (tuồng như) trực tiếp của khẩu hiệu ấy. Nhằm mục đích đó, ông ta phải khẳng định rằng khẩu hiệu ấy có thể thực hiện được trong tương lai gần nhất. Như vậy là “nhà nước”, với tư cách là nhà nước, đã biến thành nhà nước Phổ, do đó ông ta đã buộc phải nhượng bộ chế độ quân chủ Phổ, phe phản động Phổ (đảng phong kiến), thậm chí phái giáo quyền tối cao. Ông ta kết hợp khẩu hiệu của Buy-sê về sự giúp đỡ của nhà
2050 Mác gửi i-ô-han ba-ti-xtơ svai-xơ, 13 tháng mười 1868 Mác gửi i-ô-han ba-ti-xtơ svai-xơ, 13 tháng mười 1868 2051nước dành cho các hiệp tác xã, với khẩu hiệu của phái Hiến chương nước dành cho các hiệp tác xã, với khẩu hiệu của phái Hiến chương
về quyền bầu cử phổ thông. Ông ta không nhận thấy rằng điều kiện ở Đức và ở Anh khác nhau. Ông ta không hiểu được các bài học của bas empire1 trong vấn đề quyền bầu cử phổ thông ở Pháp. Kế đó, ngay từ đầu ông ta đã gán cho công tác cổ động của mình tính chất tôn giáo, bè phái, giống như bất cứ ai quả quyết rằng trong túi mình có sẵn linh đơn thánh dược chữa bệnh của quần chúng. Trên thực tế, bè phái nào cũng mang tính chất tôn giáo. Thứ nữa, là nhà sáng lập ra bè phái, ông ta phủ nhận mọi quan hệ tự nhiên với phong trào công nhân trước kia ở Đức cũng như ở nước ngoài. Ông ta lại rơi vào sai lầm của Pru-đông, đó là: ông ta không tìm cơ sở hiện thực cho công tác cổ động của mình trong các yếu tố thực tế của phong trào giai cấp, mà lại muốn hướng tiến trình của phong trào ấy theo một đơn thuốc khống luận được xác định sẵn nào đó.
Phần lớn những điều mà hiện nay tôi nói post factum thì tôi đã nói với Lát-xan trước đây khi ông ta đến Luân Đôn năm 1862 và mời tôi cùng ông ta lãnh đạo phong trào mới.
Dựa vào kinh nghiệm bản thân, Ngài biết được đâu là sự đối lập giữa phong trào bè phái và phong trào giai cấp. Đối với bè phái, ý nghĩa của sự tồn tại của nó và vấn đề danh dự không phải là cái mà nó có chung với phong trào giai cấp, mà là lá bùa đặc biệt làm cho nó khác biệt với phong trào ấy. Vì vậy, khi ngài ở Hăm-buốc đề nghị triệu tập đại hội để thành lập công đoàn, Ngài chỉ có thể đập tan được sự phản kháng bè phái bằng sự đe doạ từ chối ghế chủ tịch. Ngoài ra, Ngài cũng buộc phải tuồng như thể xẻ thân làm hai, tuyên bố rằng trong tình huống --- ---
1 đế quốc mạt kỳ (ám chỉ đế quốc La Mã hậu kỳ hoặc đế quốc Bi-dăng-xơ); ở đây ám chỉ Đế chế thứ hai ở Pháp.
huống khác thì hoạt động với tư cách đại biểu của phong trào giai cấp.
Sự giải tán của Hội liên hiệp công nhân toàn Đức đã tạo ra cho Ngài cơ hội lịch sử để tiến một bước dài về phía trước và tuyên bố – và chứng minh nếu cần – rằng hiện nay đã đến giai đoạn phát triển mới và phong trào bè phái đã chín muồi để hoà nhập vào phong trào giai cấp và để chấm dứt mọi thứ bè phái. Còn cái gì là chân chính trong bè phái thì nó, giống như tất cả các bè phái công nhân trước đây, sẽ đưa vào phong trào chung với tính cách yếu tố làm phong phú phong trào ấy. Đáng lẽ phải làm như thế thì trên thực tế Ngài đã đòi hỏi phong trào giai cấp phục tùng phong trào bè phái đặc biệt. Những kẻ địch của Ngài từ đó rút ra kết luận là bất luận thế nào Ngài cũng muốn duy trì “phong trào công nhân của riêng mình”.
Về đại hội Béc-lin thì trước hết chẳng có gì vội cả, bởi vì đạo luật về hiệp hội còn chưa được thông qua. Cho nên Ngài phải thương lượng với lãnh tụ các nhóm không phải của Lát-xan và cùng với họ thảo ra kế hoạch triệu tập đại hội. Lẽ ra phải làm như thế thì Ngài lại chỉ đặt họ trước một sự lựa chọn: công khai tán thành Ngài hay là phản đối Ngài. Bản thân đại hội chẳng qua là sự tái bản có mở rộng đại hội Hăm-buốc.
Về dự thảo điều lệ179 thì tôi cho rằng nó mắc sai lầm về nguyên tắc, còn trong lĩnh vực công đoàn thì tôi nghĩ rằng tôi có kinh nghiệm không ít hơn bất cứ ai trong số những người đương đại với tôi. Không đi vào chi tiết, tôi chỉ vạch rõ rằng tổ chức được xây dựng trên nền tảng chế độ tập trung là thích hợp với các đoàn thể bí mật và các phong trào bè phái, nhưng mâu thuẫn với thực chất của công đoàn. Cho dù nó có khả năng tồn tại – còn tôi thì tuyên bố rằng đơn giản nó không thể tồn tại được – thì nó cũng là điều không đáng mong muốn, đặc biệt là
2054 Mác gửi i-ô-han ba-ti-xtơ svai-xơ, 13 tháng mười 1868 Mác gửi héc-man i-ung, 19 tháng mười 1868 2055ở Đức, nơi mà công nhân từ tuổi thơ ấu đã sống trong bầu không ở Đức, nơi mà công nhân từ tuổi thơ ấu đã sống trong bầu không
khí của quy chế quan liêu và tin tưởng vào quyền uy, vào cấp trên, và tại đó cần trước hết luyện cho họ tính tự chủ.
Nhưng kế hoạch của Ngài còn không thực tế về các mặt khác. Trong “Hội liên hiệp” có ba quyền lực độc lập, có nguồn gốc khác nhau: 1) uỷ ban, do các công đoàn bầu ra; 2) chủ tịch (trong trường hợp này là một nhân vật hoàn toàn thừa), được bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu; 3) đại hội do các tổ chức địa phương bầu ra. Như vậy là đâu đâu cũng có va chạm, mà điều đó tuồng như tạo thuận lợi cho “tốc độ hành động nhanh chóng”. Trong Điều lệ của Hội liên hiệp công nhân quốc tế cũng có chức chủ tịch Hội liên hiệp. Nhưng trên thực tế, chức năng duy nhất của chủ tịch chỉ quy tụ vào việc chủ trì các phiên họp của Tổng Hội đồng. Theo đề nghị của tôi, chức danh ấy – mà tôi từ chối nhận vào năm 1866 – đã bị huỷ bỏ hoàn toàn vào năm 1867 và được thay thế bằng chức chủ tịch điều hành (chairman), được bầu ra trong mỗi kỳ họp hàng tuần của Tổng Hội đồng. Trong Hội đồng Luân Đôn của công liên32 cũng chỉ có chủ tịch điều hành. Nhân vật phụ trách thường trực ở đây chỉ là
bí thư, vì nhân vật ấy xử lý công việc hàng ngày. Lát-xan đã mắc một sai lầm lớn khi sao chép ở hiến pháp Pháp năm 1852 cái chức vụ chủ tịch “do phổ thông đầu phiếu bầu ra”. Huống hồ điều đó lại càng không thích hợp đối với phong trào công đoàn! Phong trào này chủ yếu xoay chuyển xung quanh vấn đề tiền nong, và Ngài sẽ nhanh chóng tin rằng ở đây đã chấm dứt mọi thứ độc tài.
Tuy nhiên, những sai lầm về tổ chức dù có thế nào đi nữa thì có lẽ thực tiễn hợp lý sẽ khắc phục được những sai lầm ấy hoặc ít hoặc nhiều. Với tư cách bí thư của Quốc tế, tôi sẵn sàng đứng ra làm người trung gian giữa Ngài và đa số ở Nu-ren-be đã trực tiếp gia nhập Quốc tế, – nhưng đương nhiên theo những
điều kiện hợp lý1
. Tôi cũng đã viết thư đúng như thế gửi đến Lai-pxích. Tôi không bỏ qua những khó khăn của Ngài và tôi không bao giờ quên rằng hành động của mỗi người trong chúng ta tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nhiều hơn là vào ý chí của mình.
Tôi hứa với Ngài rằng dù sao thì tôi cũng giữ thái độ vô tư không thiên vị – đó là trách nhiệm của tôi. Nhưng mặt khác, tôi không thể hứa với Ngài rằng khi cần tôi sẽ không lấy danh nghĩa cá nhân công khai phê phán những định kiến của Lát-xan, như tôi đã từng làm đối với những định kiến của phái Pru-đông2
, khi tôi thấy rằng điều đó là tuyệt đối cần thiết vì lợi ích của phong trào công nhân.
Tôi khẳng định với Ngài tình cảm tốt đẹp nhất của tôi đối với cá nhân Ngài và gửi Ngài lời chào chân thành.