Ăng-ghen gửi mác, 15 tháng năm 1870 Ăng-ghen gửi mác, 15 tháng năm 1870 1703 Sác-lơ I), thuộc vào những tác gia nhiều tuổi hơn và là tác gia

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 32 - 34)

C. M của anh

1702Ăng-ghen gửi mác, 15 tháng năm 1870 Ăng-ghen gửi mác, 15 tháng năm 1870 1703 Sác-lơ I), thuộc vào những tác gia nhiều tuổi hơn và là tác gia

Sác-lơ I), thuộc vào những tác gia nhiều tuổi hơn và là tác gia

tốt hơn nhiều so với tất cả những người khác, và ông này cũng có được những bản dịch của những bản thảo hiện nay đã thất lạc: ông viết bằng tiếng la-tinh (Waraeus); tôi có sách của ông viết bằng tiếng Anh và tiếng la-tinh.

Không thể nào duy trì được việc đọc lâu dài các sách Ai-rơ-len, tức là bản dịch song song ra tiếng Anh, nếu như không có được khái niệm, dù là hời hợt nhất, về quy tắc phát âm và cấu thành biến cách của ngôn ngữ này. ở đây tôi đã kiếm được cuốn ngữ pháp Ai-rơ-len rất tồi, xuất bản năm 17731, và hôm kia tôi đã nghiên cứu nó, học được trong đó cái gì đấy, song bản thân tôi cũng không có khái niệm nào về quy luật đích thực của tiếng Ai-rơ-len. Cuốn ngữ pháp tốt duy nhất là của tiến sĩ Giôn Ô’Đô-nô-van đã nhắc tới trên kia, ông là người am hiểu Ai-rơ-len hơn cả ở thế kỷ chúng ta. Khi anh đến Bảo tàng2

, hãy tìm cách mượn sách ấy để biết nó áng chừng giá bao nhiêu (Ô’Đô-nô-van có thói quen chỉ xuất bản những cuốn sách dầy và quý in quarto) – Ô’Đô-nô-van “Ngữ pháp tiếng Ai-rơ-len”. Thứ đến, anh có thể tìm cách xem qua những tác phẩm sau đây chăng: “Gia hệ, bộ lạc và phong tục của Hai-phi-a-khrắc” do Hội khảo cổ học Ai-rơ-len xuất bản, 1844 (hình như tác giả là Ô’Đô-nô-van) và

Các bộ lạc và phong tục của Hai - Me-ni” (cũng của tác giả đó)486, tìm hiểu xem trong đó có tư liệu gì về quan hệ xã hội không và những cuốn sách ấy có dầy và đắt không? Nếu không và nếu --- ---

1 S. Va-lan-xi. Ngữ pháp tiếng I-bê-rô Ken-tơ hoặc tiếng Ai-rơ-len . 2 thư viện của bảo tàng Anh.

Tiếp đó là ấn phẩm (của Ô’Đô-nô-van) “Leabhar na g

Ceart (Sách về các quyền)”. Tôi sẽ chịu ơn anh nếu như khi có cơ hội anh có thể xem lướt qua sách đó và cho tôi biết phải chăng có chút hy vọng nào đó tìm được trong cuốn sách này tư liệu nào đó – xin chú ý, chỉ liên quan đến quan hệ xã hội, những cái khác đều không quan trọng đối với tôi – và cũng cho biết xem sách ấy có đắt không và thuộc loại hào nhoáng hay không. Căn cứ vào những đoạn trích dẫn đang đặt trước mặt tôi thì trong đó tư liệu cần thiết không nhiều lắm.

Tôi cho rằng đấy là toàn bộ tất cả những gì có giá trị nhất trong các tác phẩm đã được xuất bản.

Cùng với Ghéc-sen, Ô-ga-rép là biên tập viên của tờ “Cái chuông” và là một kẻ tiểu thị dân và một nhà thơ hoàn toàn tầm thường. Nếu quả thực Ba-cu-nin, chứ không phải Ô-ga- rép, đã nhận tiền thì không nghi ngờ gì nữa, người ta sẽ đặt Ô- ga-rép lên đầu lên cổ Ba-cu-nin với tư cách người kiểm soát.

Mấy ngày vừa qua tôi lại làm việc rất nhiều ở chỗ nhô ra hình tháp nhỏ sau chiếc bàn giấy vuông, nơi mà chúng ta đã ngồi trước đây 24 năm; tôi rất thích chỗ này, vì nhờ có kính mầu mà ở đấy bao giờ cũng có ánh sáng mặt trời376. Ông già Giôn, nhân viên thư viện, vẫn còn ở đấy, nhưng đã rất già và không làm gì được nữa, tôi còn chưa gặp ông ấy ở đấy.

Xin gửi những lời cầu chúc tốt lành nhất.

Ph. Ă. của anh

Thư của Vin-hem (của tôi gửi trả kèm ở đây cùng với thư gửi từ Brao-svai-gơ) quả thực là ngu xuẩn nhất trong tất cả những thư mà tôi đã từng đọc. Ôi ngốc ơi là ngốc! Rất muốn biết xem ông ta sẽ trả lời tôi những gì. Cuối thư tôi đã khuyên ông ta hãy suy nghĩ xem: phải chăng tốt hơn nên nghiên cứu trước điều mà mình chuẩn bị dạy cho người khác.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 32 - 34)