Modena Villas, Maitland Park

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 97 - 104)

C. M của Ngài Công bố lần đầu trong cuốn sách: Jaeckh,

1, Modena Villas, Maitland Park

Thưa Ngài!

Để trả lời bức thư đầy nhã ý của Ngài516 tôi có thể thông báo như sau:

1) Ngài không nên chờ tập II11, vì rằng việc xuất bản có thể trì hoãn khoảng sáu tháng nữa. Tôi không thể hoàn thành tác phẩm ấy chừng nào còn chưa kết thúc một số cuộc điều tra chính thức tiến hành năm ngoái và năm 1866 ở Pháp, Hợp chúng quốc Mỹ và Anh, hoặc chừng nào còn chưa công bố những số liệu của các cuộc điều tra ấy. Hơn nữa, bản thân tập I đã là một thể hoàn chỉnh.

2) Xin gửi kèm đây tấm ảnh của tôi.

3) ở Hợp chúng quốc Mỹ chưa có sách báo xã hội chủ nghĩa. ở

đấy chỉ có những tờ báo công nhân.

4) Về các tác phẩm của tôi viết bằng các thứ tiếng và xuất bản ở các nơi, thì bản thân tôi cũng không có bộ sưu tập đầy đủ những tác phẩm ấy. Phần lớn những tác phẩm ấy đã không có bán nữa.

Vì vậy, không có khả năng thoả mãn nguyện vọng của Ngài

2034 Mác gửi n. ph. đa-ni-en-xơn, 7 tháng mười 1868 Mác gửi n. ph. đa-ni-en-xơn, 7 tháng mười 1868 2035que ce qu’elle a”1 que ce qu’elle a”1

, – tôi buộc phải bó hẹp vào một bản tóm tắt về hoạt động văn đàn – chính trị của tôi mà có lẽ Ngài có thể sử dụng làm lời tựa cho bản dịch của Ngài.

Tiến sĩ C. Mác sinh ở Tơ-ria (vùng Ranh thuộc Phổ) năm 1818.

Năm 18421843. Chủ bút báo “Rheinische Zeitung” (Khuên). Tờ báo này bị chính phủ Phổ cưỡng chế đóng cửa. Mác sang Pa-ri và ở đây (năm 1844) cùng với ác-nôn Ru-gơ xuất bản Deutsche -

Franzửsische Jahrbỹcher”(Pa-ri, năm 1844). Cuối năm 1844, Ghi- dô trục xuất Mác ra khỏi Pháp và ông đã chuyển sang Bruy-xen. Cùng với Phri-đrích Ăng-ghen ông công bố “Gia đình thần thánh, hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chống Bru-nơ Bau-ơ và đồng bọn” (Phran-phuốc trên sông Mai-nơ, năm 1845). (Tác phẩm này cũng như những bài của Mác đăng trên tờ “Deutsch - Franzửsische Jahrbỹcher”, đều nhằm chống lại chủ nghĩa thần bí về mặt tư tưởng của triết học Hê-ghen và triết học tư biện nói chung.) Sau đó, trong thời kỳ lưu lại ở Bruy-xen đã xuất bản: “Sự khốn cùng của triết học. Trả lời cuốn Triết học về sự khốn cùngcủa ông Pru-đông” (Bruy-xen Pa-ri, năm 1847), “Diễn văn về mậu dịch tự do” (Bruy-xen, năm 1847) và sau hết, vào đầu năm 1848, cùng với Phri-đrích Ăng-ghen, viết “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”) (Luân Đôn).

Chẳng bao lâu sau khi bùng nổ cách mạng tháng Hai, Mác bị trục xuất khỏi Bỉ, đồng thời nhận được lời mời trở về Pháp của chính phủ lâm thời Pháp, ông đã trở về Pa-ri, và tháng Tư năm 1848 ông trở về Khuên (Đức), nơi đây ông xuất bản tờ “Neue Rheinische Zeitung” (từ tháng Sáu năm 1848 đến tháng Năm năm --- ---

1 cô gái đẹp nhất nước Pháp chỉ có thể cho cái gì mà cô ta có .

Hai vụ án chính trị” (Khuên, năm 1849). (Cuốn sách nhỏ này tường thuật quá trình xét xử và bài biện hộ của Mác trước toà án bồi thẩm. Trong vụ án thứ nhất, Mác bị buộc tội xúc phạm uỷ viên công tố hoàng gia, còn trong vụ án thứ hai – sau cuộc đảo chính ở Phổ (Man-toi-phen) – ông bị buộc tội kêu gọi khởi nghĩa. Trong cả hai vụ, toà án bồi thẩm đều phán quyết Mác vô tội)1

.

Tháng Năm 1849 tờ Neue Rheinische Zeitung” bị chính phủ Phổ đóng cửa và Mác bị trục xuất khỏi biên giới Phổ. Ông lại đi Pa-ri, nhưng lại bị trục xuất khỏi Pháp và cuối tháng Mười năm

1849 ông chuyển sang Luân Đôn, ở đây ông sống cho tới nay. Trong thời kỳ này, ông xuất bản tờ “Neue Rheinische Zeitung. Politisch – ửkonomische Revue” (Hăm-buốc và Niu Oóc, năm 1850).

Ngày 18 tháng Sương mù của Lu-i Bô-na-pác-tơ” (Niu Oóc, năm 1852).

Vạch trần vụ án những người cộng sản ở Khuên” (năm 1853. Hai lần xuất bản – một ở Ba-lơ, một ở Bô-xtơn, Hợp chúng quốc Mỹ).

Tiểu phẩm chống Huân tước Pan-mớc-xtơn”2

(Luân Đôn, Bớc- minh-hêm, Gla-xgô, năm 1853-1854).

Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (Béc-lin, năm 1859).

Ngài Phô-gtơ” (Luân Đôn, năm 1860).

Trong thời gian những năm 18511861 ông viết bài bằng tiếng Anh cho các báo “New-York Tribune”, “Putnams Revue” và “Bách

--- ---

1 Xem tập này, tr. 725-726.

2 C. Mác. Huân tước Pan-mớc-xtơn .

2038 Mác gửi lút- vích Cu-ghen-man, 12 tháng mười 1868 Mác gửi lút-vích Cu-ghen-man, 12 tháng mười 1868 2039

Năm 1864 – “Tuyên ngôn thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế”, nhan đề là “Lời kêu gọi gửi công nhân châu Âu”, cũng như Điều lệ của hội này, về sau (năm 1866) được thông qua lần chót tại Đại hội Giơ-ne-vơ của Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Từ đó đến nay, Mác liên tục là uỷ viên của Tổng Hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế, đồng thời là bí thư về nước Đức.

Năm 1867 – “Tư bản và v.v..”. Xin gửi Ngài lời chào chân thành.

Các Mác Công bố lần đầu bằng tiếng Nga trong tạp

chí Những năm đã qua , số 1, năm 1908

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

21

Mác gửi lút-vích Cu-ghen-man ở Han-nô-vơ ở Han-nô-vơ

Luân Đôn, 12 tháng Mười 1868

1, Modena Villas, Maitland Park

Bạn thân mến của tôi!

Tôi hoàn toàn không hiểu nổi sự im lặng mãi của Ngài. Chẳng

lẽ bức thư gần đây nhất của tôi1

là lý do ngẫu nhiên gây ra

--- ---

chuyện đó? Tôi mong rằng không phải như vậy. Dù sao thì cũng không phải là cố ý. Tôi không phải giải thích và chứng minh với Ngài điều đó, thì Ngài vốn cũng biết rằng Ngài là người bạn gần gũi nhất của tôi ở Đức và tôi không hiểu được tại làm sao bạn bè lại có thể hoạnh hoẹ nhau vì bất cứ chuyện cỏn con nào. Đối với tôi, Ngài lại càng ít có quyền làm việc ấy hơn ai hết, vì Ngài biết rằng tôi chịu ơn Ngài rất nhiều. Đối với cuốn sách của tôi1

– ấy là chưa kể sự giúp đỡ cho cá nhân tôi – Ngài đã làm được nhiều hơn cả nước Đức gộp lại7.

Vả chăng, có lẽ Ngài im lặng mãi như thế để chứng minh với tôi rằng Ngài không thuộc trong số những kẻ gọi là bạn bè khi vui thì vỗ tay vào đến khi hoạn nạn thì nào thấy đâu. Nhưng về phía Ngài không cần thiết có sự biểu hiện như thế.

Khi nói “vui”, là tôi muốn ám chỉ: 1) Công tác tuyên truyền đã được triển khai nhờ cuốn sách của tôi và sự thừa nhận mà nó nhận được từ phía công nhân Đức, – kể từ khi Ngài viết thư cho tôi lần cuối; 2) những thành tựu kinh ngạc mà Hội liên hiệp công nhân quốc tế đạt được, nhất là ở Anh.

Mấy ngày trước đây, một trong số những người xuất bản sách ở Pê-téc-bua đã làm tôi ngạc nhiên bằng một tin tức nói rằng hiện đang in bản dịch tiếng Nga cuốn “Tư bản”458. Ông ta yêu cầu tôi gửi cho ông ta ảnh tôi để đăng ở bìa trong của cuốn sách ấy, và trong việc nhỏ nhặt này tôi không thể từ chối “những người bạn tốt của tôi”, những người Nga. Đây là sự trớ trêu của lịch sử; những người Nga mà tôi không ngừng đấu tranh với họ trong 25 năm trời trong những bài phát biểu của tôi không những bằng tiếng Đức mà còn bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, --- ---

1 tập I của bộ Tư bản .

những người Nga ấy lại luôn luôn là “ân nhân” của tôi. Trong những

2042 Mác gửi lút- vích Cu-ghen-man, 12 tháng mười 1868 Mác gửi lút-vích Cu-ghen-man, 12 tháng mười 1868 2043năm 1843–1844 ở Pa-ri, quý tộc Nga ở đây đã tâng bốc tôi. Tác năm 1843–1844 ở Pa-ri, quý tộc Nga ở đây đã tâng bốc tôi. Tác

phẩm của tôi chống Pru-đông (năm 1847), cũng như ấn phẩm mà Đun-cơ xuất bản (năm 1859)1

, không nơi nào tiêu thụ được nhiều như ở Nga. Mà nước ngoài đầu tiên dịch cuốn “Tư bản” là nước Nga. Nhưng tất cả những điều đó không nên đánh giá quá cao. Các quý tộc Nga thời trẻ được giáo dục ở các trường đại học Đức và ở Pa-ri. Họ chạy theo những cái cực đoan mà phương Tây đem lại. Đấy là thói tham ăn thuần tuý, cái thói tham ăn đã hấp dẫn một bộ phận quý tộc Pháp ở thế kỷ XVIII. “Đấy không phải là để cho thợ may và thợ đóng giầy”, – bấy giờ Vôn-te đã nói như vậy về những tư tưởng khai sáng của mình. Điều đó không cản trở cũng chính những người Nga ấy trở thành bọn vô lại khi bước vào con đường công danh quốc gia.

Qua những bức thư kèm theo đây – mà xin phiền Ngài gửi trả lại cho tôi – Ngài sẽ thấy rằng chính lúc này tôi gặp nhiều điều “phiền toái” ở Đức do những sự cãi cọ trong các thủ lĩnh. Một bên là Svai-xơ, người phong tôi làm giáo hoàng in partibus infidelium2

, để tôi lại phong anh ta làm hoàng đế công nhân ở Đức. Bên kia là Líp-nếch, là người đã quên rằng trên thực tế chính Svai-xơ đã buộc anh ta nhớ rằng trên thế giới còn tồn tại phong trào vô sản khác với phong trào dân chủ tiểu tư sản.

Tôi hy vọng rằng Ngài và gia đình Ngài được mạnh khoẻ. Mong

---

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)