M của ngài Công bố lần đầu trên tạp chí Die Neue

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 65 - 70)

Công bố lần đầu trên tạp chí Die Neue

Zeit". Tập 2, số 6, 1901-1902

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

5 Mác gửi lút-vích Cu-ghen-man ở Han-nô-vơ Luân Đôn, 17 tháng Ba 1868 Bạn thân mến!

Bức thư của Ngài gây cho tôi ấn tượng buồn vui lẫn lộn. (Như Ngài thấy đó, tôi bao giờ cũng vận động trong mâu thuẫn biện chứng).

Buồn vì rằng tôi biết tình cảnh vật chất của Ngài và nếu như tôi đồng ý nhận món tặng phẩm ấy làm thiệt hại đến gia đình ngài

thì, về phía mình, tôi thấy đó là điều không hay. Do đó tôi coi số tiền 15 p.xt. mà Ngài gửi tới là món nợ mà tôi sẽ hoàn trả cho Ngài --- ---

1 Lau-ra Mác.

1276 ăng-ghen gửi mác, 22 tháng hai 1882 ăng-ghen gửi mác, 22 th áng hai 1882 1277

Vui vì rằng không những đấy là dấu hiệu của tình bạn thắm thiết của Ngài (mà trong cảnh chạy ngược chạy xuôi của thế giới này, tình bạn là cái duy nhất có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời riêng tư), mà còn vì rằng Ngài đã giúp đỡ tôi thoát khỏi tình cảnh rất khó khăn mà tôi rơi vào do đám cưới sắp tới. Bốn tháng nay, ngoài chi phí cho thuốc men và bác sĩ, tôi đã tiêu nhiều tiền cho các Sách xanh173, tư liệu điều tra, các báo cáo của nước Mỹ v.v. đến mức thực ra tôi chẳng còn gì nữa để cho con gái tôi.

Đương nhiên, vấn đề chuyển từ Luân Đôn sang Giơ-ne-vơ không những bản thân tôi và tôi cùng với gia đình tôi đã suy đi nghĩ lại, mà còn bàn bạc nhiều lần với Ăng-ghen. ở đây tôi phải chi tiêu hàng năm 400-500 p.xt., còn ở Giơ-ne-vơ, tôi có thể sống với 200 p.xt.. Nhưng cân nhắc mọi tình hình, điều đó tạm thời

không làm được. Chỉ có ở Luân Đôn tôi mới có thể hoàn tất tác phẩm của mình. Và chỉ có ở đây tôi mới có thể hy vọng rút cục nhận được cũng từ tác phẩm ấy thù lao tiền mặt tương ứng hoặc ít ra là kha khá. Nhưng để làm được điều đó, tôi tạm thời cần ở lại đây. Ngoài ra, nếu tôi rời bỏ nơi đây trong giờ phút hiểm nghèo này thì toàn bộ phong trào công nhân mà tôi có ảnh hưởng từ sau hậu trường sẽ rơi vào tay những con người tồi tệ và sẽ đi chệch con đường đúng đắn.

Như vậy là bất chấp mọi bất tiện, số phận tạm thời cột tôi vào Luân Đôn.

Về Cốp-pen thì Ngài đã không công bằng với anh ta. Nếu như tôi khoẻ mạnh thì anh ta làm tôi vui thích, còn trò giải trí đó không bao giờ làm hại gia đình tôi.

Cho tới nay, cả tôi lẫn Ăng-ghen chưa hề viết gì cho tờ báo của Líp-nếch (hiện nay Ăng-ghen đã gửi cho anh ta hai bài viết

về cuốn sách của tôi1

). Thông thường thông tín viên ở Luân Đôn là ếch-ca-ri-út. Boóc-cơ-hai-mơ đã viết bài phản đối Ghéc-sen và bạn bè ông ta2

.

Thư của Mây-ơ làm cho tôi rất phấn khởi. Song, anh ta phần nào đã không hiểu sự trình bày của tôi. Nếu không anh ta sẽ thấy rằng tôi coi nền công nghiệp lớn không những là nguồn gốc của đối kháng, mà còn là nhân tố sáng tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để giải quyết những đối kháng ấy – việc giải quyết này đương nhiên không thể đi theo con đường bình yên nhã nhặn.

Về luật công xưởng – điều kiện đầu tiên để giai cấp công nhân có được khoảng không tự do để phát triển và hoạt động – thì tôi yêu cầu nhà nước phải ban hành nó như là đạo luật có tính chất cưỡng chế không những đối với các chủ xưởng, mà còn đối với bản thân công nhân nữa (ở tr. 542, chú thích 52 tôi chỉ rõ sự phản kháng của nữ công nhân đối với việc rút ngắn thời gian lao động). Tuy nhiên, nếu như Mây-ơ có được cái nghị lực như của Ô-oen, thì ông ta có thể bẻ gãy sự phản kháng ấy. Từng chủ xưởng cá biệt (nếu như không nói về ý đồ của anh ta gây ảnh hưởng đối với khâu lập pháp) không thể làm gì nhiều về mặt này, điều đó thì tôi cũng đã nói ở tr. 243: “Nhìn chung và về toàn cục thì việc đó không tuỳ thuộc vào thiện chí hoặc ác ý của nhà tư bản cá biệt” v.v., và cũng ở chú thích 114 cùng trang500. Bất kể tất cả những cái đó, từng chủ xưởng cá biệt --- ---

1 Ph. Ăng-ghen. Bình luận về tập I của bộ Tư bản của C. Mác, viết cho tờ Demokratisches Wochenblatt .

2 Boóc-cơ-hai-mơ. Những nhà lưu vong chính trị Nga ở Tây Âu .

cũng có thể làm được cái gì đó, về điều đó, thì các chủ xưởng như Phin-đen, Ô-oen v.v. đã chứng minh hoàn toàn đầy đủ. Hoạt động chính của họ đương nhiên phải mang tính chất công khai. Về dòng họ Đôn-phu-xơ ở An-da-xơ thì đó là bọn bịp bợm dùng hợp đồng để đặt ra cho công nhân của mình những điều kiện lao động kiểu nông mang tính chất gia trưởng đồng thời hoàn toàn có lợi cho bọn chủ. Chúng đã bị vạch mặt ra trò trên báo chí Pa-ri và chính vì vậy mà cách đây không lâu một trong những kẻ trong dòng họ Đôn-phu-xơ ấy đã đưa ra đề nghị và đòi thông qua tại Hội đồng lập pháp một trong những điều khoản đê tiện nhất của luật báo chí, tức là “đời sống riêng tư phải được bảo vệ tuyệt đối”70.

Xin gửi lời chào nhiệt thành tới người vợ đáng yêu của Ngài.

C. M. của Ngài

Tiện thể nói luôn. Ngài có thấy không, kẻ thù riêng của tôi, Svai-xơ trong sáu số báo “Social Demokrat” đã không tiếc lời ca tụng tôi như thế nào về cuốn sách của tôi?501 Điều đó tất phải gây đau lòng đối với mụ già dâm đãng Hát-txơ-phen.

Công bố lần đầu có lược bớt trong tạp chí Die Neue Zeit , Bd. 2, N°6, 1901-1902, công bố toàn văn bằng tiếng Nga trong cuốn: Thư của Mác gửi Cu-ghen-man , 1928

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

1974 Mác gửi lút-vích cu-gh en-man, 6 tháng tư 1868 Mác gửi lút-vích cu-ghen-man, 6 tháng tư 1868 1975

6

Mác gửi lút-vích Cu-ghen-man ở Han-nô-vơ ở Han-nô-vơ

Luân Đôn, 6 tháng Tư 1868

Cu-ghen-man thân mến!

Đôi thanh niên đã cử hành hôn lễ công dân vào thứ năm tuần trước (vì rằng theo luật pháp ở đây không bắt buộc phải tiến hành hôn lễ theo nghi thức giáo hội) và đã đi Pháp hưởng tuần trăng mật. Cô dâu chú rể xin chuyển tới Ngài và bà Ghéc-tru-đa những lời cầu chúc tốt lành nhất.

Cốp-pen đã đến chỗ tôi. Đáng tiếc rằng tôi không thể tiếp ông ấy, vì rằng lúc đó đang đắp kín thuốc cao. Ăng-ghen đã ở nhà tôi dự lễ cưới và đã ra đi hôm qua. Anh ấy đã thuyết phục tôi điều trị bằng thạch tín; rút cục, cũng cần phải chấm dứt cái tình trạng mà tôi đang lâm vào. Một trong những người bạn của anh ấy ở Man-se-xtơ1

đã hoàn toàn khỏi bệnh trong một thời gian tương đối ngắn nhờ cách chữa bệnh ấy. Tôi có thành kiến nhất định đối với chất thạch tín do đã có cuộc thảo luận của các thầy thuốc Pháp, về vấn đề này tôi đã đọc trên tờ “Gazette médicale”.

Vấn đề thời sự hiện nay ở chỗ chúng tôi là Ai-rơ-len. Đương nhiên, Glát-xtôn và đồng bọn lợi dụng vấn đề ấy chỉ là để lại nắm lấy chính quyền và trước hết là để đưa ra khẩu hiệu tranh

--- ---

1 Xem ra, đó là Soóc-lem-mơ.

sở trao quyền bầu cử cho những người thuê nhà502. Hậu quả trước mắt của sự chuyển biến tình hình là có hại cho đảng công nhân. Đặc biệt là những bọn âm mưu trong công nhân đang ra sức nhảy vào nghị viện khoá sau, như ốt-gie-rơ, Pô-te-rơ v.v., hiện nay có được cái cớ mới để đi với phái tự do tư sản.

Tuy nhiên, đấy chỉ là sự trừng phạt mà nước Anh – do đó, cả giai cấp công nhân Anh – phải hứng chịu do tội lỗi to lớn kéo dài nhiều thế kỷ của nó đối với Ai-rơ-len. Nhưng chung quy điều đó lại có lợi cho bản thân giai cấp công nhân Anh. Tức là: giáo hội quốc giáo Anh ở Ai-rơ-len – hoặc như ở đây người ta thường gọi là giáo hội Ai-rơ-len – là thành trì tôn giáo của tầng lớp đại địa chủ Anh ở Ai-rơ-len, đồng thời là cứ điểm tiền tiêu của giáo hội quốc giáo của bản thân nước Anh (ở đây tôi nói về giáo hội quốc giáo với tính cách người sở hữu ruộng đất). Cùng với sự sụp đổ của giáo hội quốc giáo ở Ai-rơ-len sẽ diễn ra sự sụp đổ của giáo hội quốc giáo ở Anh, mà tiếp theo sau hai cái đó là (sự sụp đổ của) giai cấp đại địa chủ – ban đầu là ở Ai-rơ-len, sau đó là ở Anh. Còn tôi thì từ lâu đã tin chắc rằng cách mạng xã hội sẽ phải thực sự bắt đầu từ chính nền tảng, tức là từ chế độ sở hữu ruộng đất1

.

Ngoài ra, tất cả tình hình ấy sẽ dẫn tới những kết quả rất có lợi là một khi giáo hội Ai-rơ-len rút khỏi sân khấu thì các tá điền Ai-rơ-len theo đạo Tin lành ở tỉnh Ôn-xtéc sẽ đi với các tá điền theo Thiên chúa giáo và tham gia phong trào của họ ở ba tỉnh còn lại của Ai-rơ-len. Cho tới nay, giai cấp đại địa chủ đã có thể lợi dụng được mâu thuẫn tôn giáo ấy.

--- ---

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 65 - 70)