C. M của anh
1706 Mác gửi Ăng-ghen, 16 tháng năm 1870 Mác gửi Ăng-ghen, 16 tháng năm 1870 1707 Trong báo cáo nghị viện nào có thể biết được hàng năm ngườ
Trong báo cáo nghị viện nào có thể biết được hàng năm người
ta đã chi ra bao nhiêu tiền cho các uỷ viên của uỷ ban xuất bản các luật pháp cổ và điều lệ của Ai-rơ-len472. Đấy là sự lường gạt rất lớn (trong vấn đề nhỏ). Điều cũng quan trọng là tìm hiểu xem có bao nhiêu tiền đã chi cho 1) việc thù lao các uỷ viên ăn không ngồi rồi của Uỷ ban, 2) lương của các nhân viên dưới quyền làm việc thực sự, kinh phí xuất bản v.v.. Điều đó tất phải nêu rõ trong một báo cáo nào đó của nghị viện. Các ngài ấy đã lĩnh lương từ năm 1852, vậy mà cho tới nay mới xuất bản được có hai tập! Ba huân tước, ba quan toà, ba linh mục, một viên tướng và một
chuyên gia về Ai-rơ-len, người này đã chết từ lâu.
Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: “Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx”. Bd. IV, Stuttgart, 1913; công bố toàn văn trong Marx - Engels Gesamtausgabe. Dritte Abteilung, Bd. 4, 1931 và trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t. XXIV, 1931
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
285
Mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ ở Man-se-xtơ
[Luân Đôn], 16 tháng Năm 1870487
Xin gửi kèm đây tài liệu vớ vẩn được viết cẩn thận của Vin-hem488!
Gã ngốc ấy trở nên quá quắt. Trong bức thư vừa rồi tôi viết cho ông ta rằng: Boóc-cơ-hai-mơ ốm rất nặng, thày thuốc cấm anh ấy viết lách bất cứ cái gì trong một thời gian dài ngay cả
sau khi bình phục, do đó cần phải đình chỉ đăng tải những bài vớ vẩn của Ba-cu-nin470, mà vốn dĩ không nên mở đầu công việc đăng tải ấy, v.v..
Gã súc sinh ấy đã làm gì? Trong số báo “Volksstaat” nhận được hôm nay, ông ta đã đăng bức thư của tên vô lại Nê-sa-ép đả kích cá nhân Boóc-cơ-hai-mơ489! Quả thực tôi lo sợ rằng việc đó gây ra cho Boóc-cơ-hai-mơ sự kích động đe doạ sức khoẻ của anh ta. Hôm kia, Boóc-cơ-hai-mơ viết thư cho tôi nói rằng muốn gặp tôi. Tôi không thể thực hiện yêu cầu của anh ta do chứng bệnh cảm mạo và ho chết tiệt ấy. Nhưng hôm qua vợ tôi đã đến đấy. Anh ta còn rất yếu, thầy thuốc cho rằng phải dứt khoát chống mọi sự kích động. Việc nhận được báo “Volksstaat” hôm nay chắc chắn đã gây ra một cảnh dễ chịu.
Tôi lập tức viết thư cho gã ngốc cao quý Vin-hem ấy và mắng cho gã ấy một trận nên thân. Đồng thời tôi chỉ rõ rằng ý kiến của gã ấy đối với anh “quá ư ấu trĩ” không đáng trả lời. Nhưng ông ta phải hiểu rằng đối với anh thì “ý kiến cá nhân” của ông ta (Vin-hem) “về Hê-ghen hoặc về người nào khác” cũng như việc ông ta (Vin-hem) “đã phần nào coi thường các công việc nghiên cứu khoa học đa dạng nào và thuộc loại nào” đều chẳng có nghĩa lý gì cả. Lời khẳng định của anh chàng ấy bảo rằng “từ lúc 22 tuổi, anh ta sống một cuộc đời sôi động chẳng có được một phút rảnh rỗi”, – thật tuyệt vời. Chúng ta biết rằng trong khoảng thời gian hai mươi hai năm ấy, có khoảng mười lăm năm anh ta sống vô công rồi nghề.
1710 Mác gửi Ăng-ghen, 16 th áng năm 1870 Ăng-ghen gửi mác, 17 tháng năm 1870 1711như các tờ “Marseillaise”, “Internationale” (ở Bruy-xen) và các như các tờ “Marseillaise”, “Internationale” (ở Bruy-xen) và các
tờ báo khác của chúng ta, đều đăng tuyên bố không thừa nhận “chi bộ Pháp”1
. Tình thế rút cục đã chuyển biến thuận lợi tới mức chúng ta chính thức bạt tai bọn hèn mạt.
Ma-in-xơ! Hãy cứ như thế!
Việc Brắc-cơ công bố trên tờ “Volksstaat” những đoạn trích bức thư riêng của anh gửi cho ông ta2
có phần thiếu khiêm tốn. Nhưng ý định của ông ta thì tốt, thậm chí tôi cho rằng hành động đó là đúng đắn về mặt chính trị. Hiển nhiên là họ muốn bằng cách đó đả kích Svai-xơ.
Về uỷ ban đáng ghét về xuất bản luật pháp Ai-rơ-len thì tờ “Irishman” đã đăng mọi tin tức. Tôi cố gắng thăm dò mọi điều cần thiết về chuyện này.
Nếu như tình hình sức khoẻ của tôi không cải thiện, trong
thời gian sắp tới., đến mức vẫn không cản trở tôi làm việc, thì có lẽ tôi sẽ đến Man-se-xtơ trong vòng 8-14 ngày. Vì nếu như mọi cách khác chẳng giúp ích được gì thì chắc rằng sự thay đổi không khí sẽ có ích.