Mác gửi ăng-ghen ở Man-se-xtơ

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 40 - 46)

C. M của anh Công bố toàn văn lần đầu bằng tiếng của

Mác gửi ăng-ghen ở Man-se-xtơ

ở Man-se-xtơ

[Luân Đôn], 5 tháng Bảy 1870

Phrết thân mến!

Anh nên lượng thứ cho tôi về việc ngừng trao đổi thư từ kể từ khi tôi trở về Luân Đôn. ở đây, nhiều công việc của Quốc tế và công việc khác đã dồn nặng lên vai tôi.

Đuy-pông – một đứa con (sơ sinh) tạm thời sống ở nhà anh em vợ của anh ta, đứa thứ hai do Xéc-rai-ơ nuôi nấng, đứa thứ ba sống với bản thân anh ta, cả ba đứa ấy đều còn nhỏ tuổi – gần đây đã nhận được hai đề nghị, một đề nghị là từ Pa-ri, một đề nghị khác là từ Man-se-xtơ, muốn anh ta làm quản lý hoặc tổng đốc công (tại các xưởng nhạc cụ thổi). Tôi khuyên anh ta từ chối phương án thứ nhất, vì ở đó anh ta không những nhanh chóng bị bắt, mà còn bị lôi cuốn vào cuộc cãi cọ với các phe nhóm khác nhau ở địa phương. Trái lại, tôi hết sức khuyên anh nhận phương án thứ hai, bất chấp thái độ không chấp thuận của anh ta. Vậy là anh ta đồng ý nhận việc làm ở chỗ G. Hai-em, 131, Strangeways, Manchester (xưởng nhạc cụ thổi).

Điều phức tạp là anh ta phải mang theo ngay một đứa trẻ, đứa thứ hai, còn hai đứa kia thì định mấy tuần sau sẽ đón đi. Vì vậy, ở

Man-se-xtơ anh ta cần có một ngôi nhà nhỏ và một phụ nữ đáng tin cậy để trông nom lũ trẻ và công việc nội trợ. Tiền công của anh ta tạm thời là ba pao mỗi tuần. Li-di liệu có thể trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ gì đó trong việc này không?

1922 Mác gửi Ăng-ghen, 5 tháng bảy 1870 Mác gửi Ăng-ghen, 5 tháng bảy 1870 1923 Về mặt chính trị, Đuy-pông có tính cách, nhưng về đời sống Về mặt chính trị, Đuy-pông có tính cách, nhưng về đời sống

riêng tư lại quá nhu nhược. Một là, tửu lượng của anh ta rất kém và chỉ một chút xíu rượu đã đẩy anh ta ngay vào tình trạng hưng phấn. Hai là, anh ta dễ bị ảnh hưởng của những người xung quanh và để người khác lợi dụng mình.

Chắc là anh ta sẽ đến Man-se-xtơ trong tuần này. Dù sao tôi cũng viết thư trước cho anh biết về ngày anh ta đến.

Qua thư của Mai-xnơ kèm theo đây anh sẽ thấy được tình hình ở đó ra sao. Đối với những bức thư thúc giục của Cu-ghen-man – 12 tháng Tám ông ta đi Các-lơ-xbát1

và chờ ý kiến tôi để thuê chỗ ở cho tôi, – tôi đã trả lời bằng thư của Mai-xnơ. Tôi nhắc anh ta rằng trước mặt anh ta, Mai-xnơ đã hứa rõ ràng về bản in lần thứ hai2

và trả nhuận bút vào dịp hội chợ lễ phục sinh, tôi bổ sung rằng trong tình hình hiện nay tôi không thể nói khi nào thì tôi đi, hoặc tựu trung có đi Các-lơ-xbát hay không. Chính vì thế mà có bức thư kèm theo đây của Mai-xnơ. Tôi tạm thời chưa trả lời vì chúng tôi còn chờ Đu-blin trả lời về bức ảnh của Ô’ Đô-nô-van – Rốt-sa.

La-phác-gơ cho tôi biết rằng một thanh niên Nga, Lô-pa-tin, sẽ đến thăm tôi mang theo thư giới thiệu. Lô-pa-tin đã thăm tôi vào thứ bảy, tôi mời anh ta chủ nhật lại đến (anh ta đã ở chỗ chúng tôi từ 1 giờ trưa đến 12 giờ đêm), đến thứ hai thì anh ta đã trở về Brai-tơn, nơi anh ấy đang sống.

Anh ta còn rất trẻ, đã bị tù hai năm, sau đó bị giam cầm tám tháng ở một pháo đài tại Cáp-ca-dơ, từ nơi đây anh ta đã chạy trốn. Anh ta là con trai của một quý tộc nghèo và kiếm sống --- ---

1 Các-lô-vi Va-ri. 2 tập I của bộ Tư bản .

bằng việc dạy học ở Đại học tổng hợp Xanh – Pê-téc-bua. Hiện nay

anh ta sống rất thiếu thốn bằng việc dịch sang tiếng Nga. Anh ta cư trú ở Brai-tơn vì ở đấy mỗi ngày anh ta có thể tắm biển cách bãi tắm chính thức không xa – hai, ba lần không mất tiền.

Đầu óc phê phán, rất sáng suốt, tính tình vui vẻ, kiên nghị và giỏi chịu đựng, như người nông dân Nga hài lòng với những gì mình có. Nhược điểm: Vấn đề Ba Lan. Về điểm này, Lô-pa-tin nói hoàn toàn giống người Anh – chẳng hạn như người thuộc trường phái Hiến chương cũ ở Anh – nói về Ai-rơ-len.

Anh ta kể với tôi rằng toàn bộ câu chuyện của Nê-sa-ép1

(23 tuổi) là sự bịa đặt vô liêm sỉ. Nê-sa-ép chưa hề ngồi ở nhà tù nào ở nước Nga, Chính phủ Nga chưa hề bao giờ mưu toan giết hại anh ta v.v..

Thực chất của sự việc là như thế này. Nê-sa-ép (một trong một số ít tay sai của Ba-cu-nin ở Nga) có tham gia một hội kín. Một thanh niên khác, X2

, giàu có và sốt sắng, đã thông qua Nê-sa-ép ủng hộ tiền cho đoàn thể ấy. Một hôm, X. tuyên bố với Nê-sa-ép rằng anh ta không cho một cô-pếch nào nữa, vì anh ta không biết số tiền ấy đi đâu. Bấy giờ ngài Nê-sa-ép mới đề nghị với đồng đảng của mình trong hội kín (có lẽ vì không thể đưa ra báo cáo về số tiền nong) hãy giết hại X, vì sau này, có lúc nào đó anh ta sẽ thay đổi niềm tin và trở thành tên phản bội. Quả thực hắn đã giết anh ta. Thế là chính phủ đã truy nã Nê-sa-ép đơn giản như là một tên giết người thông thường.

--- ---

1 Từ Nê-sa-ép Mác viết bằng tiếng Nga. 2 I. I-va-nốp.

1926 Mác gửi Ăng-ghen, 5 tháng bảy 1870 Mác gửi Ăng-ghen, 5 tháng bảy 1870 1927 giải thích (về sự đơm đặt của hắn); Nê-sa-ép bèn biện bạch bằng giải thích (về sự đơm đặt của hắn); Nê-sa-ép bèn biện bạch bằng

lợi ích chính trị mà sự kiện giật gân ấy đem lại cho cái gọi là sự nghiệp. Bấy giờ Lô-pa-tin thuật lại toàn bộ với Ba-cu-nin, Ba-cu- nin bảo Lô-pa-tin là một “ông già ngây thơ”, ông ta tin tất cả những gì mà Lô-pa-tin nói. Tiếp đó, Ba-cu-nin yêu cầu Lô-pa-tin nhắc lại tất cả cái đó trước mặt Nê-sa-ép. Lô-pa-tin lập tức cùng Ba-cu-nin đến nhà Nê-sa-ép, nơi đây diễn lại cảnh ấy. Nê-sa-ép im lặng. Khi Lô-pa-tin còn ở Giơ-ne-vơ thì Nê-sa-ép giữ thái độ rất nhũn nhặn và miệng câm như hến. Nhưng Lô-pa-tin vừa đi Pa-ri thì Nê-sa-ép lập tức trở lại làm bộ làm tịch. Chẳng bao lâu sau Lô-pa-tin nhận được của Ba-cu-nin một bức thư mang tính chất lăng nhục về sự việc ấy. Anh ta đã trả lời Ba-cu-nin bằng giọng lăng nhục hơn. Kết quả: Ba-cu-nin viết thư – pater, peccavi1

(thư đó ở đây, trong tay Lô-pa-tin), nhưng tự mô tả thành “ông già ngây thơ cả tin”. (Tiện đây nói luôn: Lô-pa-tin nói rằng toàn bộ câu văn của Boóc-cơ-hai-mơ là tuyệt đối khó hiểu và tuyệt đối vô nghĩa theo tiếng Nga: không những sai về ngữ pháp, mà còn giản đơn “chẳng” có ý nghĩa gì cả! trong khi đó gã ngu ngốc Boóc-cơ-hai-mơ, như ông ta nói với tôi trước khi tôi gặp Lô-pa-tin; đã thông qua người bạn là Ai-sơ-hốp chuyển tác phẩm bôi bác của mình đến Béc-lin cho một trong số những người Đức ở đó – đang phục vụ cho cảnh sát Béc-lin với tư cách người phiên dịch tiếng Nga – để người đó cho một giấy chứng nhận rằng anh ta viết lách được bằng tiếng Nga. Tài năng của nhân vật Gô-đi-xa của chúng ta về những điều vô thức – hài hước là không ai sánh được!).

--- ---

1 cha ơi, con có tội.

Như tôi biết qua Lô-pa-tin, Tséc-nư-sép-xki2

năm 1864 bị xử

--- ---

tám năm khổ sai trong hầm mỏ ở Xi-bia, do đó, ông ta còn gánh nặng ấy hai năm nữa. Toà án sơ cấp đã đủ trung thực khi tuyên bố rằng tuyệt đối không có gì buộc tội được anh ta, rằng các bức thư mật không có thực về xúi giục âm mưu hiển nhiên là giả mạo (sự thực thì đúng như thế). Nhưng Viện nguyên lão, theo lệnh của hoàng đế, bằng quyền lực tối cao của mình đã huỷ bỏ phán quyết trên và đã đầy con người giảo quyệt ấy đi Xi-bia, như bản phán quyết giải thích, con người ấy “giảo quyệt” đến mức “giữ được trong các tác phẩm của mình hình thức không có sơ xuất nào về phương diện pháp luật, trong khi đó vẫn công khai phun ra nọc độc”. Nền tư pháp Nga là như thế đấy!

Phle-rốp-xki ở trong tình trạng khá hơn. Anh ta chỉ bị quản thúc về mặt hành chính ở một nơi thảm hại giữa Mát-xcơ-va và Pê-téc-bua!

Anh đã đoán đúng, Phlê-rốp-xki là một bí danh. Nhưng Lô-pa-tin nói rằng cái họ ấy tuy không phải gốc Nga, nhưng vẫn thường gặp ở các linh mục Nga (nhất là trong giới tu sĩ cho rằng đó là từ Fleury1

dịch ra tiếng Nga và rất ham chuộng những cái tên êm tai như những người Do Thái ở Đức). Lô-pa-tin có thiên hướng là nhà khoa học tự nhiên. Anh ta đã nghiên cứu khoa học tự nhiên. Nhưng cũng hoạt động thương nghiệp và sẽ may mắn nếu như tìm được cho anh ta việc gì đó thuộc loại ấy2

. Tôi sẽ bàn việc này với Boóc-cơ-hai-mơ và Pôn. Lần sau sẽ nói về Pa-ri

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 32 phần 6 doc (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)