trên đã góp phần quan trọng, làm sâu sắc thêm hệ thống lý luận chung về giáo dục chủ nghĩa yêu nước ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, góc độ tiếp cận và nhiều yếu tố khác, nên những phân tích, luận giải trên bình diện triết học về vấn đề này còn những mặt tồn tại, hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, tác giả luận án chưa thấy cơng trình chuyên biệt nào nghiên cứu trên phương diện triết học về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân nói chung và học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói riêng có hệ thống, chi tiết. Do đó, chúng tơi sẽ tiếp thu những cơng trình nghiên cứu trên có kế thừa, chọn lọc, bổ sung, để hoàn thiện việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay một cách sâu sắc hơn, thấu đáo hơn.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước yêu nước
Trong bài viết “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta hiện nay” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006) nhà nghiên cứu Trần Bạch
Đằng làm rõ nội dung thực trạng về chủ nghĩa yêu nước ngày nay đã có sự phát triển. Vì thế, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cũng phải có những điều chỉnh mới, những cái nhìn mới. Thời chiến tranh, u nước thì ít nhất phải có một chút gan dạ, một chút hy sinh; cịn bây giờ thời bình, u nước biểu hiện trong sinh hoạt, trong học tập và trong lao động hằng ngày. Chúng ta phải
chuyển nội hàm của chủ nghĩa yêu nước lên một cung bậc khác, đây cũng chính là quá trình chủ yếu của sự phát triển dân tộc.
Ngoài ra, tác giả Đinh Hùng Tuấn trong tác phẩm“Vai trò, nội dung của
giáo dục chủ nghĩa yêu nước và xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2006) đã nói lên thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay và xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng là cơ sở để quân và dân ta kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu, lập trường cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lịng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và dân tộc. Bên cạnh đó tác giả cịn cho rằng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cịn là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng, tổ chức và hành động, nêu cao ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật, ý chí chịu đựng gian khổ, vựợt qua khó khăn thử thách hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Trong cơng trình “Nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước
trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002) Nguyễn Tuấn Dũng (chủ nhiệm đề tài), nhóm tác giả đã nghiên cứu, điều tra, khảo sát từ thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay để từ đó đưa ra những nguyên nhân và kết quả đạt được. Trong những năm qua, giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các đơn vị đã đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, cải tiến về phương pháp; đổi mới phương tiện là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy và của các tổ chức quần chúng ở các đơn vị. Có thể kh ng định rằng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho quân nhân là một nội dung lãnh đạo của tổ chức Đảng, một chương trình cơng tác của đội ngũ cán bộ các cấp và là một phong trào của các tổ chức quần
Theo tác giả Phạm Thái Bình trong tác phẩm “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong các trường Công an nhân dân trên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” (Tạp chí Cơng an nhân dân, số 1, 2009) tác giả
cho rằng song song với những thành tựu đã đạt được trong thời kỳ đổi mới thì vấn đề suy thối đạo đức là rất nghiêm trọng. Từ đó, cần nêu rõ yêu cầu đổi mới nhận thức về công tác giáo dục đạo đức truyền thống yêu nước với những giá trị truyền thống phổ biến của nhân loại, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục chính trị tư tưởng nói chung và giáo dục chủ nghĩa u nước nói riêng cho học viên Cơng an nhân dân.
Trong bài viết “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên” (Tạp chí Cộng sản số 841, 2012) của tác giả Mai Thế Dương. Bài
viết đề cập đến công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp tích cực quan trọng trong đường lối lãnh đạo của Đảng, chỉ ra nguyên nhân những hạn chế, yếu kém của cán bộ, đảng viên bị sa sút về phẩm chất đạo đức, thối hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng cách mạng và tinh thần u nước. Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng Đảng cịn hạn chế, yếu kém, chậm khắc phục, tác giả còn đề cập đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, để góp phần khắc phục những hạn chế này, nhằm ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước của cán bộ, đảng viên hiện nay. Tác giả đưa ra một số nội dung để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước của cán bộ, đảng viên, nhưng chưa đề cập đến tầng lớp học viên, sinh viên hiện nay.
Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (nay là Tổng cục Chính trị Cơng an nhân dân) năm 2001 và 2005 có hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại” do tác giả Phạm Văn Dần làm chủ đề tài và “Xây
dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới” của tác giả Trần
Quang Trọng làm chủ nhiệm đề tài. Các cơng trình nghiên cứu nói trên tuy khơng trực tiếp bàn về chủ nghĩa yêu nước nhưng đã nghiên cứu sâu về việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới, các đề tài đều nhấn mạnh thực trạng việc xây dựng giáo dục, tư tưởng đạo đức, truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân trong đó có học viên Cơng an. Các đề tài đã phân tích tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta cũng như các nước trong khu vực và thế giới, đã vạch rõ âm mưu thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang ngày đêm ra sức chống phá chế độ, chống phá nhà nước ta, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Tác giả luận án đã đồng tình với những mục tiêu xây dựng rèn luyện, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ Cơng an nhân dân, trong đó có học viên Cơng an nhân dân. Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành người Công an cách mạng, đủ đức, đủ tài, đủ bản lĩnh chính trị để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội.
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu truyền thống xây dựng lực lượng Công an nhân dân như: “Đạo đức và pháp luật với an ninh trật tự trong nền kinh tế thị trường” của tác giả Đặng Thái Giáp (Tạp chí Cộng sản, số 12, 2000), “Tư cách người Công an cách mạng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Quang Trọng (Đặc san Công an nhân dân, số
5, 2004), “60 năm những trang sử vẻ vang Công an nhân dân” (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005).
công tác giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân. Việc quán triệt, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo đã thực thi và đạt hiệu quả. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) đã đặt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhận thức về vai trị, vị trí cơng tác giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân đã bắt kịp với những thay đổi, những xu thế mới của xu thế mới của giáo dục, đào tạo nước nhà cũng như các nước trong khu vực; hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân tiếp tục phát triển và từng bước kh ng định vị thế trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các trường Công an nhân dân từng bước được quy hoạch phù hợp với thực tiễn công tác chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an nhân dân và cơ cấu về trình độ, lực lượng, vùng miền; hệ thống các trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, chiến sỹ. Như vậy, “Báo cáo tổng kết
công tác giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân” cũng đã cho chúng ta thấy, đến nay hệ thống các trường Công an nhân dân đã được quy hoạch cơ bản phù hợp và từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ, chiến sỹ cho từng lực lượng, vùng miền và đáp ứng nhiệm vụ đặt ra cho công tác Công an. Hệ thống các trường Cơng an nhân dân tích cực hội nhập và kh ng định vị trí, vai trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong cuốn “Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã
hội”, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) của tác giả Trần Thị Minh, tác
giả tập trung phân tích những thành tựu và hạn chế trong phát triển văn hóa, một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội, tinh thần yêu đất nước, con người của dân tộc Việt Nam. Đặc
biệt, phần thực trạng, tác giả đưa ra những số liệu cụ thể đánh giá một số biểu hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần dân tộc trong cán bộ, đảng viên, chỉ ra những nguyên nhân của hiện tượng suy thối này như sau: “Đó là những tàn dư của xã hội cũ chưa cải tạo được hết, những ảnh hưởng nặng nề của quá khứ lạc hậu, chậm phát triển vẫn đang tác động tiêu cực tới đời sống xã hội, các quan hệ xã hội và lối sống của con người Việt Nam hiện nay” [93, tr. 96]. Tuy nhiên, do góc độ nghiên cứu khác nhau nên phần thực trạng tư tưởng chính trị, tinh thần yêu nước tác giả có đề cập đến nhưng phân tích chưa sâu, chưa cụ thể.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu phân tích trên, đã góp phần làm rõ thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chỉ ra những nguyên nhân thành cơng, ngun nhân cịn tồn tại, hạn chế về giáo dục chủ nghĩa yêu nước ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên, sinh viên cịn ít đề cập đến. Do đó, tác giả luận án kế thừa các cơng trình trên một cách chọn lọc và tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về giải pháp giáo dục chủ nghĩa
yêu nước cho học viên Công an nhân dân
Tác giả Võ Văn Sen trong bài viết “Những kinh nghiệm giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho thanh niên, sinh
viên các tỉnh miền Nam” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006) đã góp
phần làm rõ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có chiều sâu và rất đặc sắc. Vì vậy, khi giáo dục chủ nghĩa yêu nước thì chúng ta cũng phải đi vào chiều sâu,
nghĩa là chỉ ở trong nhà trường, mặc dù trong nhà trường chúng ta phải làm rất nhiều. Đó là cơng việc của tồn xã hội, trong đó Qn đội cũng có thể đóng góp vào việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục chủ nghĩa u nước cịn phải đi vào chiều sâu. Nhiều người hiện nay bày tỏ tâm trạng băn khoăn, mất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Đây là một quan niệm không đúng. Dân tộc Việt Nam với sự tồn tại hàng nghìn năm đã chứng tỏ có một bản lĩnh văn hóa rất độc đáo được truyền qua nhiều thế hệ.
Trong tác phẩm “Một số vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục
chủ nghĩa yêu nước” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006), tác giả Thái
Duy Tuyên đã phân tích một cách có hệ thống và đưa ra một số giải pháp cơ bản, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước thường được bắt đầu từ việc cung cấp hệ thống tri thức dưới những hình thức khác nhau: kể chuyện, tham quan, đọc sách báo… từ nhận thức mà chuyển thành thái độ, đây là một quá trình tự vận động nội tại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhận thức khơng chuyển thành thái độ được, nói thì hay nhưng khơng làm được, hoặc làm lại dở. Vì vậy, muốn nhận thức được chuyển thành thái độ thì phải có sự xúc cảm trong q trình nhận thức. Đó là điểm rất quan trọng cần đặc biệt chú ý. Cho nên yêu cầu của công tác giáo dục là phải tạo ra xúc cảm, phải có sự tham gia của văn học nghệ thuật [123; tr. 127-128].
Trong tác phẩm “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết
thắng cho quân và dân ta hiện nay” do tác giả Phùng Khắc Đăng (chủ biên)
có bài viết “Phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong giáo dục chủ nghĩa
yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta hiện
nay” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006) của Nguyễn Ngọc Hồi, nội
dung bài viết đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Xây dựng các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có nề nếp, có sức
sống, đủ sức thu hút các tầng lớp Nhân dân vào các tổ chức khác nhau của hệ thống chính trị để tiến hành giáo dục; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh, gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành chính theo xu hướng xóa bỏ cơ chế xin - cho, đảm bảo cho những người cơng chức hưởng lương từ sự đóng thuế của dân phải thực sự là công bộc của dân, phải đáp ứng những yêu cầu chính đáng, những quyền lợi mà người dân được hưởng; bên cạnh việc chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng trong hệ thống các nhà trường (cả dân sự và quân sự), phải tích cực đổi mới nội dung và hình thức tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng của các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị; việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước và xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta ngày nay cần phải gắn liền với việc tổ chức thành công trong thực tiễn cơng cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã hội; cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta.
Trong tác phẩm “Cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010), tác giả Trần Thị Anh