Giáo dục truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 60 - 61)

Việt Nam

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tạo nên những trang sử hào hùng, những giá trị truyền thống tốt đẹp, đó là tài sản vơ giá mà các thế hệ cha ông đã để lại cho thế hệ trẻ hiện nay. Việc giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giúp cho học viên nắm rõ hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược của các thế lực đến từ phương Bắc cũng như các thế lực phương Tây, từ đó thấy được những giá trị truyền thống, ý thức cội nguồn dân tộc, cốt cách và bản chất con người Việt Nam. Nếu không thấy được cội nguồn đích thực ấy, thì khó có phương hướng chiến lược đúng đắn cho hiện tại và tương lai. Kiến thức lịch sử là vô cùng rộng lớn, nhưng nó khó khắc họa được hết những chiến cơng lẫy lừng đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, từ đó góp phần quan trọng vào giáo dục lịng yêu nước, ý thức quốc gia dân tộc.

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn và thử thách, trải qua bao cuộc chiến tranh chống các thế lực ngoại bang nhằm bảo vệ trọn vẹn nền độc lập của dân tộc. Trong thời đại Hồ Chí Minh, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thay nhau xâm lược, áp đặt nền thống trị lên đất nước ta nhưng rồi cũng phải chấp nhận thất bại trước tinh thần thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ của Nhân dân Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam đã phát huy truyền thống đánh giặc cứu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh gian khổ vì độc lập, tự do của dân tộc. Tinh thần sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ vì độc lập và sự thống nhất của Tổ quốc của

thế hệ trẻ Việt Nam qua các tấm gương Phan Đình Giót, Nơng Văn Dền, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm... đã nói lên phẩm chất cao quý, cốt cách và bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam qua hàng ngàn đời nay.

Hiện nay, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân cần phải gắn với giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, từ đó các em học viên thấy được giá trị tinh thần cao quý, các em càng có ý thức trân trọng, gìn giữ những thành quả cách mạng, càng tự hào mình là những người con của dân tộc Việt Nam anh hùng. Đồng thời, giúp cho các em học viên rút ra được những bài học quý giá từ lịch sử để khắc sâu tinh thần yêu nước, yêu chế độ chủ nghĩa xã hội, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)