Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 142 - 163)

học viên các trường Công an nhân dân Thành phố ồ Chí Minh hiện nay

Việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân cần hướng vào việc bồi dưỡng thế giới quan cách mạng, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, lòng yêu nước, lý tưởng, mục tiêu phấn đấu, đạo đức, lối sống, trách nhiệm của học viên Công an nhân dân. Đồng thời hướng mạnh vào việc vận dụng lý luận, giải quyết nhận thức tư tưởng, hướng dẫn hành động, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Chương trình nội dung, hình thức giáo dục phải bảo đảm hài hịa khối lượng kiến thức tổng hợp để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, tính tổ chức, kỷ luật cho học viên Cơng an nhân dân. Từ đó, tạo ra khả năng “tự đề kháng” trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù.

Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao giác ngộ chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân cả về mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý chí và hành động, qua đó sẽ có tác dụng làm cho các em học viên các trường Công an nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, có tình cảm sâu sắc hơn đối với Tổ quốc, Nhân dân, đồng chí, đồng đội và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của họ do vậy cũng sẽ cao hơn. Mặt khác, yêu cầu được xác định trong nội dung, hình thức giáo dục càng phù hợp và địi hỏi ngày càng cao thì sự giác ngộ chủ nghĩa yêu nước càng sâu sắc và toàn diện, càng tạo ra những cơ sở và điều kiện thiết thực để cho học viên các trường Cơng an nhân dân chuyển hóa những yếu tố đó thành động lực tinh thần to lớn, định hướng, dẫn dắt và thúc đẩy hành động yêu nước của họ. Ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến việc giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc, của Đảng, của

Ngành và của các trường để không ngừng khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước cho mỗi học viên Công an nhân dân.

Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Cơng an nhân dân nói chung và học viên các trường Cơng an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp có vai trị rất quan trọng, bởi nó tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay. Chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên Công an nhân dân là kết quả của nhiều yếu tố như vai trò của Đảng ủy, Ban Giám hiệu của các trường; lãnh đạo các Phịng, Khoa, Trung tâm và các đơn vị khác có liên quan; lựa chọn chương trình, nội dung, hình thức và phương tiện giáo dục như thế nào; xác định đối tượng giáo dục,… trong những yếu tố đó, yếu tố lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục có vai trị quan trọng, tác động trực tiếp nhất đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân phải mang tính hiệu quả, thiết thực. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cũng phải căn cứ vào tình hình, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của ngành Cơng an hay dựa vào đặc điểm tình hình hoạt động từng trường mà đề ra nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho hợp lý mang lại kết quả cao. Theo chúng tôi, việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, tăng cường nội dung giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

chính trị, tinh thần trong học viên các trường Cơng an nhân dân nói chung và học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều kiện thuận lợi, tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng song song với những cơ hội, thuận lợi đó nó cịn chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn nguy cơ khó lường, gây ra cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nhiều thách thức to lớn. Với vai trò là “thanh bảo kiếm”, là lực lượng trực tiếp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ Nhân

dân, Cơng an nhân dân nói chung và học viên của các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần phải phát huy hơn nữa tinh thần cách mạng, tính năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội, đem lại sự ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước.

Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là giáo dục những nguyên lý cơ bản về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân nói chung và giai cấp cơng nhân Việt Nam nói riêng, về con đường, mục tiêu và những biện pháp cách mạng cơ bản nhằm thực hiện sứ mệnh đó… chú trọng trang bị đầy đủ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng bản chất giai cấp công nhân cho mỗi học viên, làm cơ sở lý luận khoa học để học viên nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của ngành, quán triệt các nhiệm vụ của từng đơn vị; nhận thức sâu sắc về yêu nước xã hội chủ nghĩa, có cơ sở lý luận sắc bén để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các tổ chức phản động trong và ngoài nước hiện nay.

Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên các trường Cơng an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhất thiết phải làm cho học viên biết vận dụng sáng tạo lý luận để phân tích, làm rõ và hiểu sâu những cơ sở khoa học, nắm vững những nội dung cơ bản trong đường lối, chủ trương của Đảng hiện nay. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng ta chỉ rõ: “Công tác lý luận trước hết cần hướng vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hướng phát triển, góp phần bổ sung hồn thiện đường lối của Đảng, làm cho ngày càng sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [43; tr. 140].

Hai là, song song với việc tăng cường nội dung giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Công an nhân dân, phải tăng cường giáo dục, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của ngành. Việc giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của ngành và nhiệm vụ công tác năm học của từng trường. Đó là vấn đề có tính quy luật, là việc làm thường xun, quan trọng hàng đầu trong xây dựng đường lối về chính trị, tư tưởng và bồi dưỡng, phát triển chủ nghĩa yêu nước cho mỗi học viên. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Học tập chính cương, chính sách của Đảng cho hiểu mà làm cho đúng, tức là thực hành Chủ nghĩa Mác - Lênin… cách mạng ta muốn thành công phải theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, cho nên phải học Chủ nghĩa Mác - Lênin để hiểu và áp dụng” [86; tr. 292].

Trong tình hình mới hiện nay, các đơn vị cần tập trung vào những nội dung giáo dục chủ yếu như: tính tất yếu và khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã

thời cơ và thách thức trong sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta; bản chất, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân. Đó là những nội dung hết sức cơ bản để các em học viên các trường Cơng an nhân dân có niềm tin cơ sở khoa học vào tương lai tươi đẹp của đất nước, tình cảm thiết tha đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó các em học viên khơng ngừng nổ lực phấn đấu, ra sức học tập, rèn luyện để sau khi ra trường đóng góp một phần cơng sức vào việc giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội, đem lại giấc ngũ bình yên cho Nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước hiện nay.

Ba là, chú trọng giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, truyền thống

ngành Công an nhân dân, đơn vị, truyền thống địa phương và gia đình. Việc giáo dục lịch sử truyền thống có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bởi lẽ, lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, truyền thống của ngành Công an nhân dân, của các đơn vị, địa phương và gia đình ln có vai trị to lớn trong nâng cao sức mạnh chính trị - tinh thần, là cơ sở và điểm tựa để học viên Công an nhân dân kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, lịng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Nếu không hiểu biết truyền thống lịch sử dân tộc sẽ dễ quên nền móng, gốc rễ, cội nguồn và cũng dễ quay lưng lại với đất nước, dân tộc; do đó, là người yêu nước thì phải có những am hiểu nhất định về truyền thống lịch sử nước nhà. Các em học viên Công an nhân dân khi hiểu rõ và nhận thức sâu sắc giá trị của truyền thống sẽ xác định được chỗ đứng của mình trong dịng chảy lịch sử của dân tộc, sẽ tự xác định cho mình phải làm gì và làm như thế nào để xây đắp, tô thắm thêm truyền thống đó. Bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”; Các Mác khi bàn về vai

trò của lịch sử, truyền thống đã nhấn mạnh: “Con người làm ra lịch sử, truyền thống của con người đè lên vai những người đang sống” [84; tr. 145].

Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống oai hùng. Truyền thống đó là tổng hịa những phẩm chất, tính cách, tư tưởng, tình cảm, phong tục, tập quán của dân tộc được kết tinh lâu đời và truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Do vậy, cần tập trung giáo dục cho học viên các trường Công an nhân dân về truyền thống kiên cường bất khuất, anh dũng trong chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; truyền thống tương thân, tương ái, đại đoàn kết của dân tộc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau; ham học hỏi, cầu tiến, truyền thống nhân nghĩa, bao dung, rộng lượng, trọng nghĩa tình, lạc quan u đời,... qua đó nhằm hình thành và rèn luyện cho các em học viên Công an nhân dân những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, tạo nền tảng để phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đang là thách thức đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống; cùng với điều đó, những yêu cầu về tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái và ý chí chiến thắng đại dịch COVID-19 hiện nay ở nước ta càng cho thấy cần tập trung hơn nữa vào nội dung giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc.

Giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc phải gắn liền với giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 90 năm qua. Từ khi Đảng ra đời (03/02/1930) cho đến nay, với sự lãnh đạo cách mạng tài tình của Đảng, đất nước ta, dân tộc ta đã làm nên những kỳ tích, những thắng lợi vang dội làm rạng rỡ tơ vẽ thêm truyền thống của dân tộc. Vì vậy, trong cơng tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên

trình đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng ta, nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, đối với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam… qua đó nhằm củng cố, bồi đắp thêm niềm tự hào, sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó tích cực đấu tranh chống mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp vai trò của Đảng, chia rẽ Đảng với quần chúng Nhân dân, đồng thời quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu lý tưởng của Đảng.

Bên cạnh đó, phải giáo dục cho các em học viên Cơng an nhân dân về lịch sử truyền thống vẻ vang của ngành, của Nhà trường: từ khi lực lượng Công an nhân dân được thành lập (19/08/1945) cho đến nay đã trải qua 75 năm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu, xây dựng lực lượng và q trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trải qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường cách mạng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam càng được củng cố và phát triển thêm một bước để trưởng thành hơn, từ đó ln sẵn sàng chiến đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng giao phó. Xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân trong sạch, vững mạnh, trở thành một lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước tiến lên hiện đại là một vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định, đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Từ khi ra đời cho đến nay, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao q, trong đó phần thưởng lớn nhất mà Cơng an nhân dân nhận được đó là niềm tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Giáo dục lịch sử truyền thống địa phương và gia đình: lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương và gia đình có quan hệ biện chứng với lịch sử

truyền thống của dân tộc và là một bộ phận không thể tách rời nhau. Cho nên trong khi giáo dục lịch sử truyền thống của dân tộc, lịch sử truyền thống đấu tranh oanh liệt của Đảng, của ngành Công an nhân dân và các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các chủ thể khơng nên xem nhẹ việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương và gia đình cho các em học viên. Từ việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương và gia đình sẽ giúp khơi dậy ở các em học viên lòng tự hào, hãnh diện về địa phương và gia đình mình, từ đó thúc đẩy các em học viên quyết tâm nổ lực ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người cán bộ chiến sĩ Cơng an nhân dân có đạo đức tốt, giỏi về chun mơn nghiệp vụ, hồn thành xuất sắc mọi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 142 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)