* Khái niệm giáo dục:
Trong tác phẩm “ ý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận
chính trị”, tác giả Phạm Huy Kỳ cho rằng: “Giáo dục là một hiện tượng xã
hội, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích lũy trong q trình lịch sử - xã hội của các thế hệ lồi người. Nhờ có giáo dục mà trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của con người ngày càng được nâng lên từ thế hệ này đến thế hệ khác, nhờ đó mà xã hội lồi người khơng ngừng phát triển” [72; tr. 20]. Như vậy, giáo dục là sự truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm nâng cao trình độ nhận thức của con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Kế thừa khái niệm về giáo dục của các nhà khoa học, theo chúng tôi: Giáo
dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có nội dung bằng nhiều phương pháp khoa học của nhà giáo dục đến sự phát triển tinh thần, thể chất của người được giáo dục, nhằm bồi dư ng cho họ có được những phẩm chất và năng lực như những yêu cầu đã đặt ra
* Khái niệm yêu nước
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có của tất cả dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, sự hình thành chủ nghĩa yêu nước sớm hay muộn, mức độ đậm nhạt, nội dung và hình thức biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển có sự khác nhau, điều đó thường tùy thuộc vào từng dân tộc và trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng trong mỗi chúng ta. Từ những thời xa xưa, trong tâm hồn của người Việt Nam đã hình thành rất sớm một lịng u nước thương nòi rất nồng nàn và mãnh liệt. Lòng u nước ấy là dịng tư tưởng và tình cảm bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của nước Việt Nam xưa kia. Trong lý tưởng thẩm mỹ của người Việt Nam, cái cao quý đẹp đẽ nhất là lòng yêu nước, là hành động giết giặc cứu nước. Trí tuệ Việt Nam sâu sắc nhất cũng là trí tuệ đánh giặc cứu nước. Thần tượng anh hùng bền vững nhất trong trái tim của Nhân dân cũng là thần tượng những anh hùng xả thân vì nước, vì dân. Đó chính là nét đặc sắc nhất trong đời sống tinh thần, trong văn hóa và tâm lý dân tộc Việt Nam.
Trong tư duy, tình cảm của người Việt Nam, khái niệm “yêu nước” có liên quan đến khái niệm “đất” và “nước”. Tư duy “nước” đi vào tâm thức người Việt Nam một cách tự nhiên. Các nhà nghiên cứu kh ng định rằng khác với nhiều dân tộc khác, “nước” là khái niệm thuần túy của người Việt có từ xa xưa, xuất phát từ địa lý tự nhiên vùng sông nước và từ điều kiện canh tác đặc thù của trồng lúa nước. Yêu nước Việt Nam không phải chỉ là khái niệm trừu tượng mà có nội dung rất cụ thể, vì nước là tập hợp của làng, làng là cộng đồng của dân. Do đó, u nước là u làng, tình u đó được hình thành và phát triển trong q trình lịch sử và văn hố chung. Đó là mẫu số chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Điều này được thể hiện sâu sắc trong các câu truyện huyền thoại Việt Nam, trong lễ hội và phong tục tập quán Việt Nam. Văn hố có vị trí quan trọng trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam, trong đó yêu nước là bậc thang giá trị cao nhất của văn hố. Vì vậy, bảo vệ văn hoá dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản sắc dân tộc gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền
Trong cuốn “Đại việt sử ký toàn thư” (1998), cho rằng “yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia” [40; tr. 236]. Như vậy, u nước là tình cảm mang tính phổ biến của nhân dân các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Theo Hồ Chí Minh, dân ta khơng chỉ có lịng u nước mà cịn có lịng yêu nước nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của ta. Người viết: “Dân ta
có một lịng nồng nàn u nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [90; tr. 247]. Như vậy, ở Hồ Chí
Minh, lịng u nước cũng chính là tinh thần u nước. Trong triết học phạm trù tinh thần lại hầu như trùng với phạm trù ý thức gồm hai yếu tố cơ bản chủ yếu là tri thức và tình cảm. Như vậy, vượt lên trên các nhà tư tưởng trước kia, lòng yêu nước, tinh thần u nước cịn bao gồm trong đó cả tri thức chứ khơng chỉ có tình cảm đơn thuần.
Như vậy, yêu nước là truyền thống văn hóa đứng đầu trong bảng giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Nó ăn sâu vào máu, vào tâm tư, tình cảm, vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước của dân tộc ta lại trỗi dậy thành làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, u nước cịn là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các dân tộc và mang tính phổ biến của nhân dân các quốc gia, của các dân tộc trên thế giới. Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung là tình u và lịng trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng
yêu nước có thể phát triển thành chủ nghĩa yêu nước và nó cũng là cơ sở lý luận chi phối quan niệm sống, tồn tại và phát triển của cả dân tộc.
Từ nhiều quan điểm như trên, chúng tôi cho rằng: Yêu nước là nguyên
tắc đạo đức chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung bao trùm của nó là
tình u và lịng trung thành với Tổ quốc, là sự tự hào về quá khứ và hiện tại
về Tổ quốc, đất nước mình, là sự quyết tâm và ý chí xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ non sông đất nước