nghĩa yêu nước cho học viên
Con người được sinh ra và lớn lên trong xã hội. Do đó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ đầu tiên của con người, đó chính là tổ ấm gia đình, dựa trên quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, tiếp đến là mối quan hệ giữa bạn bè, những người xung quanh và cả cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của bản thân, con người luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, để hoàn thiện nhân cách, đặc biệt, là con người chịu sự giáo dục của gia đình và xã hội.
Gia đình là nơi sinh ra, đồng thời cũng là nơi nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trong gia đình cha mẹ là người đóng vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục các con, cha mẹ được xem như là thầy giáo, cô giáo, là nhà sư phạm đầu tiên giáo dục con mình, để hình thành những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho con cái, từ đó làm nền tảng cho q trình phát triển tồn diện về tâm lực, trí lực, thể lực nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức khi các con đã trưởng thành, để tiếp tục học tập và làm việc trong môi trường xã hội hiện nay.
Giáo dục gia đình có những ưu điểm như dựa trên tình cảm huyết thống, các thành viên trong gia đình gắn bó với chặt chẽ với nhau trong suốt cuộc đời, do đó, giáo dục gia đình trở nên bền vững nhất. Nếu gia đình nào sống có nề nếp, kỷ cương, có truyền thống đạo đức, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước… thường được gọi là gia phong, các thành viên trong gia đình ln hịa thuận, ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con, cháu hiếu thảo, đó là gia đình có phương pháp giáo dục tốt, được xã hội tơn vinh, là gia đình văn hóa, gia đình mẫu mực, cho các gia đình khác noi theo. Vì vậy, cần phải phát huy vai trị giáo dục của gia đình để giáo dục, hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất đạo đức, chính trị cho các con.
Bên cạnh giáo dục gia đình, giáo dục xã hội cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng, vì đó chính là mơi trường hiện tại mà học viên đang sinh sống. Giáo dục xã hội luôn tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học viên, để đạt được kết quả cao trong giáo dục xã hội, u cầu cần phải có phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp với học viên. Vì vậy, cần phải huy động nhiều tổ chức đồn thể chính trị - xã hội như Đồn thanh niên, Hội Phụ nữ nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là tổ chức văn nghệ hát về Đảng, Bác Hồ kính yêu, về đường lối lãnh đạo của Đảng, truyền thống của ngành và Nhà trường nhằm thực hiện tốt giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các em, để các em có lập trường tư tưởng vững vàng, có lý tưởng cách mạng chống lại sự xuyên tạc, chống phá của các thế thực thù địch, ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ Nhân dân.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các em học viên Công an nhân dân cần phải phát huy vai trị phối kết hợp giữa gia đình và xã hội. Sự phối hợp này được xem như là sợi dây cốt lõi mang tính chỉ đạo, định hướng cho quá trình giáo dục, đồng thời cũng kh ng định được tính đúng đắn của q trình giáo dục trong tất cả mọi giai đoạn. Thực tế đã cho chúng ta thấy rằng, ở bất kỳ nơi đâu, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội để giáo dục học viên thì ở đó sẽ có kết quả giáo dục tốt, tức là có được cơng dân tốt.