Khái quát một số đặc điểm của Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 88 - 97)

3.1.1. Đặc điểm của Thành phố ồ Chí Minh hiện nay

Ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IV), trong phiên họp đầu tiên đã nhất trí thơng qua nghị quyết chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là “Thành phố Hồ Chí Minh”. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước về dân số và quy mơ đơ thị hóa, đây còn là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp to lớn cho đất nước trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, với những thành quả đã đạt được, những đóng góp của Thành phố rất to lớn, thật xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố anh hùng”.

Một là, về vị trí địa lý, hành chính: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị

trí trung tâm Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trị gắn kết, nối liền Đơng - Tây Nam Bộ với nhau, tạo ra những động lực quan trọng, tác động, thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên nhiều mặt cho khu vực Nam Bộ. Thành phố có nhiều thuận lợi trong sự phát triển chung của khu vực và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 16 quận, 01 thành phố (Thành phố Thủ Đức) và 5 huyện, tổng diện tích

2.095 km². Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Hai là, về dân số: theo số liệu cập nhật mới nhất năm 2020, dân số

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đạt hơn 9 triệu người, trở thành nơi có dân số đơng nhất cả nước, tăng 1.8 triệu người so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó nam chiếm 48,7%, nữ 51,3%. Trong đó, dân số thành thị hiện tại là 7.125.494 người, dân số nông thôn chiếm 1.867.589 người. Tuy nhiên, nếu tính thêm những người cư trú khơng đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 14 triệu người, mật độ dân số là 4.292 người/km², mật độ dân số cao nhất cả nước. Là đơ thị có dân số đơng nhất cả nước, đây cũng là nguồn nhân lực dồi dào, phong phú, đa dạng và chất lượng cao, lực lượng lao động của Thành phố bao gồm cả lao động phổ thơng và lao động có trình độ chun mơn tay nghề cao, lao động chất xám chiếm tỉ lệ rất lớn trong cả nước. Đây là sức mạnh phát triển, là nguồn vốn quý báu, là tài sản to lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, giữ vị trí, vai trị quyết định, thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển tồn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển to lớn của Thành phố Hồ Chí Minh địi hỏi phải mở cửa hội nhập quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa ngày một sâu rộng, đa diện và đa chiều. Do vậy, số người nhập cư quá lớn đã làm cho dân số cơ học của Thành phố tăng lên quá nhanh, cùng với điều đó là dân số vãng lai đến từ nước ngoài và từ khắp miền đất nước cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho Thành phố trong việc quản lý dân cư. Điều đó dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Như nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nóng nhất cả

Ba là, văn hóa, con người: khi Sài Gịn bị thực dân Pháp xâm lược, văn

hóa, con người Sài Gịn cũng có những phát triển quan trọng. Trong lúc vẫn giữ cái gốc của văn hóa Việt, người Sài Gịn cũng đi đầu tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa phương Tây từ chữ viết, tư tưởng, mỹ thuật, kiến trúc đến nếp sống như cái ăn, cái mặc, cái ở,… chuyển từ văn hóa nơng nghiệp thành văn hóa cơng nghiệp; trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược, chúng đã đưa vào Sài Gòn - Miền Nam lối sống thực dụng, tự do cá nhân, sùng bái vật chất, bạo lực, hưởng thụ, sống bng thả... Tuy nhiên, với bản lĩnh văn hóa của mình, người Sài Gịn đã biết tìm cách hạn chế những mặt tiêu cực, đồi trụy, văn hóa Mỹ và chọn lọc tiếp thu những mặt tích cực như khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, nếp sống kỷ cương tôn trọng pháp luật. Từ 1975 đến nay, xây dựng phát triển đất nước dù là giai đoạn khủng hoảng hay giai đoạn đối mới, con người Sài Gòn cũng giữ vững những cốt cách văn hóa đặc sắc của riêng mình như u nước nồng nàn; tính linh hoạt, năng động, sáng tạo; trọng nghĩa tình; tính phóng khống, hiếu khách; tính cách dung hợp, hài hịa; tính thực tế,… tiếp tục xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, xứng đáng là nơi hội tụ văn hóa và lan tỏa văn hóa, xứng đáng là một trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực.

Bốn là, tình hình an ninh, trật tự: trong những năm qua, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra nhiều vụ án lớn về hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường… đồng thời cũng xuất hiện những cuộc biểu tình gây rối trật tự an toàn xã hội. Những hiện tượng tội phạm, nghiện ngập, vi phạm luật an toàn giao thông diễn ra với số lượng không hề nhỏ. Chỉ tính riêng năm 2017, theo báo cáo của Cơng an thành phố, 443 băng nhóm tội phạm hoạt động chuyên nghiệp đã bị triệt phá, 529.272 trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ đã bị xử lý, số người nghiện ma túy lên đến con số 21.110 người, điều đó cho thấy, tình hình an ninh, trật tự của Thành phố Hồ Chí Minh tiềm ẩn nhiều yếu

tố phức tạp, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, nhiều băng nhóm sử dụng vũ khí nóng thanh tốn nhau gây bức xúc trong dư luận. Điển hình ngày 3/01/2020 trong lúc đang tuần tra kiểm soát chống đua xe trên quốc lộ 22, đồng chí Thượng úy Nguyễn Phạm Thành Nhân (29 tuổi, cơng tác tại Cơng an huyện Hóc Mơn) đã bị đối tượng đua xe đâm th ng vào tổ cơng tác khiến đồng chí hy sinh.

Sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra cho cơng tác an ninh, trật tự an toàn xã hội những yêu cầu mới. Như nhận định của các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học Bảo vệ an tồn xã hội đơ thị được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2017, bảo đảm trật tự an tồn xã hội đơ thị đang là xu thế tất yếu của các thành phố lớn trên thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một đơ thị phát triển năng động nhất cả nước, là một trung tâm kinh tế phát triển; tuy nhiên, cùng với điều đó là tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội cịn nhiều diễn biến phức tạp. Cho nên, việc đảm bảo an ninh, trật tự an tồn xã hội đơ thị hướng đến Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Cố nhiên, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Cơng an là lực lượng có trách nhiệm trực tiếp và nặng nề nhất. Vì thế, việc bổ sung hàng năm vào lực lượng Cơng an các tỉnh phía Nam (từ Quảng Trị tới Cà Mau) nói chung và Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh bằng những cán bộ, chiến sỹ được đào tạo, rèn luyện bài bản, có chất lượng cao bởi các trường Cơng an nhân dân đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là rất cần thiết. Tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo chính là góp phần bổ sung lực lượng, nâng cao sức chiến đấu,

Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là do u cầu cơng tác thực tế ở địa phương, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn Thành phố trực tiếp quy định. Như vậy, việc giáo dục và đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên của các trường Cơng an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là cần thiết, là chức năng tất yếu của các trường; đồng thời còn do u cầu của chính cơng tác bảo đảm an ninh, trật tự an tồn của khu vực phía Nam và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

3.1.2. Các trường Công an nhân dân Thành phố ồ Chí Minh hiện nay

Nằm trong hệ thống của các học viện, các trường Công an nhân dân do Bộ Cơng an quản lý, ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 3 trường Cơng an nhân dân, cụ thể: Trường Đại học An ninh nhân dân (ký hiệu T04); Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (ký hiệu T05) và Trường Cao đ ng Cảnh sát nhân dân II (ký hiệu T10). Theo Thông tư số 50/2009/TT-BCA (X11) ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Bộ Công an quy định “Người đang học tập theo hình thức tập trung,

không tập trung; vừa học vừa làm; các lớp bồi dư ng; người học để được cấp bằng tiến sĩ (nghiên cứu sinh); cấp bằng thạc sỹ (học viên cao học); cấp bằng đại học, cao đẳng, trung cấp và các lớp bồi dư ng ngắn hạn tại các trường Công an nhân dân được gọi chung là học viên” [22; tr. 305].

3.1.2 1 Trường Đại học An ninh nhân dân (T04)

Ngày 09/10/1963, Trường An ninh Trung ương cục miền Nam, tiền thân của Trường Đại học An ninh nhân dân ngày nay được thành lập tại căn cứ cách mạng Tây Ninh với nhiệm vụ đào tạo cán bộ an ninh cho cách mạng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, Nhà trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, như: Trường An ninh Trung ương Cục miền Nam (10/1963 - 4/1976); Trường Bổ túc Sĩ quan Công an nhân dân cơ sở phía Nam (7/1989

- 5/1995); Phân hiệu Đại học An ninh nhân dân (5/1995 - 10/2001); Phân hiệu học viện An ninh nhân dân (10/2001 - 6/2003). Từ tháng 7/2003 đến nay, trường chính thức trở thành trường đại học độc lập của ngành Công an với tên gọi Trường Đại học An ninh nhân dân theo Quyết định số 154/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học và là một trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Công an. Đây là một sự kiện lịch sử, là bước ngoặt hết sức quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của Nhà trường và mở ra cơ sở tiền đề đưa Nhà trường nhanh chóng hội nhập với các trường đại học trong ngành và trong cả nước.

Hiện nay, Nhà trường có 28 đơn vị đầu mối với 14 Khoa, Bộ môn giảng dạy, 11 Phòng tham mưu phục vụ và 03 Trung tâm, đảm nhiệm việc đào tạo ở cả 3 cấp học: đào tạo đại học cấp bằng cử nhân, đào tạo cao học cấp bằng thạc sĩ và đào tạo nghiên cứu sinh cấp bằng tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường cũng đã có những bước phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu đào tạo cả 03 cấp học (cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ) theo quy định. Nhà trường hiện nay có tổng số 409 cán bộ, giảng viên và cơng nhân viên; có 02 nhà giáo ưu tú; 51 tiến sĩ, 185 thạc sĩ, 141 cử nhân; về chức danh có 06 phó giáo sư, 60 giảng viên chính, 63 giảng viên, 58 trợ giảng; 19 chuyên viên chính, 45 chuyên viên và 38 trợ lý.

Cơ sở vật chất của Nhà trường hiện nay: khu nhà hiệu bộ với hơn 70 phòng làm việc cho cán bộ giảng viên; khu giảng đường phục vụ học tập khang trang với gần 60 phòng học, 08 phòng thực hành; nhà tập thể lực vũ thuật và thi đấu đa năng với trang thiết bị hiện đại. Khu nhà ăn học viên có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ hơn 4.500 học viên. Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa của Nhà trường với Thư viện Khoa học xã hội và Thư

bộ, giáo viên và học viện Nhà trường. Bên cạnh đó, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học với quy mô ngày càng phát triển đã từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, học viên Nhà trường và cán bộ Công an các đơn vị, địa phương.

Như vậy, hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học An ninh nhân dân từ một ngôi trường đơn sơ ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến nay Nhà trường đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trường đại học độc lập, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của ngành Cơng an ở các tỉnh thành phía Nam. Lịch sử vẻ vang của Nhà trường trong hơn 50 năm qua với những bước phát triển trưởng thành vượt bậc sẽ là cơ sở tiền đề quan trọng để các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên Nhà trường tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Ngành Cơng an đã giao phó trong giai đoạn cách mạng tới.

3.1.2 2 Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (T05)

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân từ khi hình thành và phát triển đến nay đã trải qua 45 năm (1976 - 2021), với các giai đoạn và những tên gọi khác nhau như: Trường Hạ sĩ quan cảnh sát nhân dân (1976 - 1985); Trường cao đ ng cảnh sát nhân dân (1985 - 1989); Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1989 - nay).

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân giai đoạn (1989 - 2006).

Thực hiện Nghị định số 57/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 27/7/1989 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 53/QĐ-BNV chuyển trường Cao đ ng Cảnh sát nhân dân II thành Cơ sở phía Nam của trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Đầu năm 2001 Bộ Cơng an đã có chủ trương kiện tồn lại hệ thống các trường trong lực lượng Công an nhân dân, thành lập các Học viện An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân theo đó Phân hiệu Đại học Cảnh

sát nhân dân được chuyển thành Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân. Ngày 2/10/2001 Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 970/2001/QĐ-BCA (X13) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân. Quyết định chỉ rõ: “Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở đào tạo cán bộ Cảnh sát nhân dân có trình độ đại học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát nhân dân; và là cơ sở nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân; quy mô đào tạo 2.500 học viên; địa điểm đặt tại Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để có điều kiện đảm nhận chỉ tiêu đào tạo trong những năm tới với lưu lượng 3.500 sinh viên, Nhà trường đề xuất Bộ Công an cho liên hệ xin đất để xây dựng Nhà trường tại địa điểm mới. Ngày 24/2/2003 Ban quản lý khu Nam đã ký Văn bản số 71/CV-BQL chấp thuận địa điểm xây dựng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân với diện tích 18 ha ở khu đại học phía Đơng thuộc Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân giai đoạn (2006 - nay).

Ngày 25/12/2006 Bộ trưởng Bộ Cơng an đã có quyết định số 2008/2006/QĐ-BCA (X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, đây là một dấu mốc quan trọng trên bước đường xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)