Từ sự tổng quan các cơng trình nêu trên, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ luận án, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, do những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, các cơng
trình trên chưa đưa ra một sự xác định hệ thống và đầy đủ về thực chất, nội dung của khái niệm chủ nghĩa yêu nước. Cụ thể là, chủ nghĩa yêu nước thường chỉ được định nghĩa một cách khái quát với một nội dung xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Sự vận động, biến đổi, kế thừa, nâng cao và mở rộng nội dung của chủ nghĩa yêu nước chưa được quan tâm đầy đủ; đặc biệt là trong điều kiện hiện nay với những biến đổi rõ rệt trong các quan hệ quốc tế.
Thứ hai, mặc dù luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của giáo
dục chủ nghĩa u nước, nhưng các cơng trình trên chưa đi sâu xem xét giáo dục chủ nghĩa yêu nước như là một loại hình giáo dục đặc thù; tính đặc thù của giáo dục chủ nghĩa yêu nước là ở chỗ, nó phải được thể hiện và thực hiện thơng qua các hình thức giáo dục xác định khác.
Thứ ba, các cơng trình trên khơng trực tiếp nghiên cứu vấn đề giáo dục
chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, thực trạng, nghĩa là những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp cho giáo dục chủ nghĩa yêu nước chỉ được trình bày và đề xuất trong khuôn khổ của những nghiên cứu nhằm phục vụ cho những đối tượng khác, không phải là học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần được đặt trong bối cảnh kinh tế, xã hội, tình hình và những yêu cầu về trật tự, an ninh của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như hồn cảnh cụ thể của các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện chức năng giáo dục, đào tạo.
Từ sự kế thừa các thành tựu của những người đi trước, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của luận án đã gợi mở cho tác giả khá nhiều vấn đề cần tập trung đi sâu nghiên cứu và giải quyết:
Một là, làm rõ hơn thực chất, cơ sở hình thành, nội dung của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam; đặc biệt là chỉ ra sự kế thừa, đổi mới, nâng cao và mở rộng nội dung chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện hiện nay.
Hai là, trên cơ sở phân tích những đặc điểm công tác giáo dục, đào tạo
của các trường Cơng an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, luận án sẽ xác định nội dung và những hình thức cụ thể thích hợp để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên.
Ba là, xác định và phân tích những nhân tố tác động tới công tác giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Bốn là, phân tích và đánh giá thực trạng bao gồm: những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Cơng an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Năm là, đề xuất, phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Những vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở trực tiếp để tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ trong đề tài luận án.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên nói chung và học viên các trường Công an nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết và mang tính thời sự đối với xã hội ở các giai đoạn lịch sử nhất định. Đây là một nội dung trong mục tiêu giáo dục của nền giáo dục nước nhà. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, các cấp, các ngành đã đào tạo ra các thế hệ thanh niên u nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, tinh thơng về chun mơn, nghiệp vụ, có lối sống giản dị,… góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Qua nghiên cứu các tài liệu khoa học của các tác giả có liên quan đến đề tài luận án “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, là cơ sở quan trọng để tác
giả luận án tiếp thu, chọn lọc và kế thừa được nhiều kiến thức bổ ích và làm sâu sắc thêm những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vì, đây là những tài liệu được các tác giả dày công nghiên cứu về mặt lý luận cũng như từ thực tiễn. Các tài liệu ấy đã luận giải, minh chứng về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án của tác giả như: chủ nghĩa yêu nước là gì? cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho tầng lớp thanh niên hiện nay trong đó có bộ phận học sinh - sinh viên. Như vậy, trong những cơng trình đã được cơng bố, nhưng chưa có cơng trình nào đề cập một cách có hệ thống, sâu sắc và trực tiếp về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Chương 2
NHỮN VẤN Ề LÝ LUẬN VỀ IÁO DỤC CHỦ N HĨA ÊU N ỚC CHO HỌC VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NA