Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 61 - 66)

theo tấm gương Bác ồ vĩ đại

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính u ln dành cho lực lượng Công an nhân dân sự quan tâm đặc biệt. Người căn dặn: “Cần thường xuyên làm cho anh chị em Công an nhận rõ Công an của ta là Cơng an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân Nếu biết dựa vào Nhân dân thì việc gì cũng xong” [23; tr. 11]. Lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

định hướng cho những bước đường chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân. Người chăm lo xây dựng lực lượng Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Người đã để lại cho lực lượng

Cách đây 74 năm, ngày 11/03/1948, Bác Hồ đã có thư gửi đồng chí Hồng Mai, Giám đốc Cơng an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”, chỉ rõ những phẩm chất đạo đức và tư cách người Công an cách mạng

phải có, đó là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính; Đối với đồng sự,

phải thân ái giúp đ Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành; Đối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép; Đối với cơng việc, phải tận tụy; Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo” [23; tr. 7].

Thư của Bác Hồ gửi đồng chí Giám đốc Cơng an khu XII cũng chính là lời huấn thị chung cho tồn lực lượng Cơng an nhân dân. “Tư cách người Công an cách mệnh” đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng và vô cùng quý

giá, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng Công an nhân dân; là chuẩn mực đạo đức, lối sống, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, phương châm hành động, biện pháp công tác của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Công an; là nguồn gốc, động lực, cội nguồn sức mạnh để lực lượng Công an nhân dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Người học viên Công an nhân dân phải nâng cao chí khí cách mạng cũng giống như 6 lời dạy của Người dành cho lực lượng: “Đối với Chính phủ

phải tuyệt đối trung thành”; luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, không sợ

gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng. “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư” là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ “đối với mình”

được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng

vơ tư” Tích cực lao động, học tập với tinh thần lao động sáng tạo, có năng

tập thể, của Nhân dân; khơng xa hoa, lãng phí, khơng phơ trương, hình thức; biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn

biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đối với học viên các trường Công an

nhân dân hiện nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người rất quan trọng và có ý nghĩa lịch sử; bởi lẽ, học viên Công an là những người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân trong tương lai, các em là những người thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội, mang lại giấc ngũ bình yên cho Nhân dân, là những người sống gần gũi với Nhân dân và luôn tin yêu Nhân dân. Nói cách khác, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nội dung cụ thể và thiết thực trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân hiện nay.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo

biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong giới trẻ nói chung và trong học viên các trường Cơng an nhân dân nói riêng, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

2.3.3. Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm trang bị cho học viên Công an nhân dân lập trường tư tư ng, bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, là hệ thống các khái niệm, quy luật, phạm trù phản ánh quá trình phát triển của xã hội lồi người, được V.I.Lênin kế thừa, phát triển từ lý luận trở thành hiện thực, mở đầu, bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ thống lý luận khoa học về thế giới quan, nhân sinh quan và mang bản chất cách mạng của thời đại hiện nay, là hệ tư tưởng tiến bộ của giai cấp công nhân. Thực tế cho thấy, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã trải qua những bước phát triển quanh co, với chiều dài lịch sử hơn 150 năm. Những thành tựu của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế kỷ XX là liên tục, nghiêm túc, trong việc phát triển và tìm ra những quy luật khách quan tác động vào xã hội loài người.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng, tư tưởng và lý luận, là nhân tố tạo nên sự thay đổi về chất chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đã đưa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một tầm cao mới, là ý thức hệ định hướng cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên Công an nhân dân hiện nay trước tiên cần phải trang bị giáo dục cho học viên Công an nhân dân những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đây là yêu cầu hàng đầu đối với người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.

Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là quá trình làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trị chủ đạo, từ đó chi phối tới nhận thức và những hành động cụ thể của học viên. Q trình đó quan trọng và cần thiết giúp cho học viên nhận thức đúng đắn về bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giúp các em học viên nhận thấy được vai trò to lớn và rất quan trọng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp cách mạng. Qua đó, cũng cố cho học viên niềm tin, lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành người cán bộ, chiến sỹ Cơng an nhân dân chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Nhận thức được điều đó, người học viên Cơng an nhân dân sẽ nâng cao được trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước trong mọi hồn cảnh cụ thể, học viên phải có sự nhận thức đúng đắn vai trị và trách nhiệm của mình đối với đất nước, học viên phải thực sự giác ngộ Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhân dân. Lịng trung thành của người học viên Cơng an nhân dân, phải được phát huy và nâng cao thành đức hy sinh, sẵn sàng xả thân để giữ lấy sự bình yên và hạnh phúc của Nhân dân. Vì thế, xây dựng đức hy sinh vì sự bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, các em học viên Công an nhân dân phải có lý tưởng sống rõ ràng, có tinh thần và trách nhiệm cao, nhạy cảm và chủ động hơn trong mọi tình huống.

xương, bằng máu, khơng phải là sự xung trận mà còn biểu hiện ở tinh thần ham học hỏi, ý thức phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Chấp nhận một cách tự nguyện sự thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, đến với những khó khăn để cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình cho đất nước. Xã hội luôn vận động và phát triển, địi hỏi học viên phải là người có tinh thần xung kích sáng tạo, có tinh thần độc lập dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong mọi lĩnh vực nhất trong học tập cũng như trong rèn luyện. Vai trị xung kích của học viên được thể trong việc học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lối sống, rèn luyện bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng ước mơ, lý tưởng cao đẹp. Người học viên Cơng an nhân dân cần xung kích vào phong trào thi đua học tốt, rèn luyện tốt, hăng say học tập nghiên cứu khoa học và các phong trào Đoàn hội.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)