* Khái niệm giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Yêu nước là một tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, đó là cội nguồn sức mạnh to lớn để Nhân dân ta lập nên nhiều kỳ tích trong lịch sử giữ nước và dựng nước. Truyền thống đó ln được giữ gìn và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử từ khi dựng nước cho đến ngày nay. Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước trở thành nội dung quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức ở mọi thời đại.
Trong cuốn “Thời đại Hùng Vương” (1973) cho rằng những từ ngữ
“lòng yêu nước”, “tinh thần yêu nước” là nói chung, nhưng trong các khái niệm ấy có thể phân biệt thành nhiều mức độ nhận thức khác nhau. Đó có thể là mức độ tình cảm, có thể là mức độ tư tưởng, lại có thể là mức độ đã nâng thành chủ nghĩa. Mức độ tình cảm là nói tới những cảm xúc, những thái độ những hành động thể hiện yêu và ghét trước các sự kiện, còn mức độ chủ nghĩa là nói tới những tư tưởng đã được đúc kết thành hệ thống các quan điểm. Mỗi một mức độ ấy của yêu nước đều có ý nghĩa của nó, đều cần được nghiên cứu, giãi bày và nêu lên giá trị của chúng. Nhưng đứng trên bình diện lý luận thì phải nêu lên được hệ thống các quan điểm về yêu nước, các vấn đề
Theo Từ điển Triết học, chủ nghĩa yêu nước là “nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc” [126; tr. 712].
Trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, chủ nghĩa yêu nước là “Lòng yêu thiết tha đối với Tổ quốc của mình, thường biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc” [125; tr. 179]. Như vậy chủ nghĩa yêu nước là một phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng và tình cảm của nhân dân các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình u và lịng trung thành với Tổ quốc.
Chủ nghĩa yêu nước là ngun tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình u và lịng trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước là một phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức xã hội, bao gồm tư tưởng và tình cảm của một dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lịng u nước nói chung, khơng đồng nhất với tinh thần yêu nước hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà quá trình phát triển từ tình cảm yêu nước, tư tưởng yêu nước thành chủ nghĩa yêu nước xuất hiện có khác nhau và nội dung, đặc điểm của chúng cũng khơng giống nhau. Đó là thể hiện mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước. Từ những quan niệm về chủ nghĩa yêu nước như trên, chúng tôi cho rằng: Chủ nghĩa yêu nước là một hệ thống quan điểm chỉ đạo
tình cảm, thái độ, hành động, cách ứng xử… của mỗi người dân đối với Tổ quốc của mình
* Khái niệm giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường
Công an nhân dân
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị truyền thống thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là hệ thống những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, phản ánh tình yêu, lòng trung thành của người Việt Nam đối với Tổ quốc của mình, được biểu hiện ở tinh thần và hành động xây dựng Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và cuộc sống ấm no, bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.
Có thể nói chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt lịch sử tư tưởng nước ta, từ khi lập quốc cho tới nay. Ở Việt Nam, yêu nước vừa là tình cảm, vừa là tư tưởng mà cũng đồng thời là triết lý, là kim chỉ nam cho hành động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng sai, tốt xấu, nên chăng. Nếu yêu nước vừa có yếu tố cảm tính vừa có yếu tố lý trí, là sự kết hợp giữa trái tim và khối óc trong đó trái tim là cơ sở thì chủ nghĩa lại nghiêng về lý trí, lý tính. Chủ nghĩa nhìn chung là hệ thống những quan điểm, quan niệm tư tưởng thậm chí là những chủ trương, chính sách về một lĩnh vực nào đó. Qua đó chúng ta thấy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vừa là cái thuộc về triết học, vừa là cái thuộc về chính trị, vừa là cái thuộc về đạo đức. Chủ nghĩa yêu nước là lấy cái đạo lý (đạo nghĩa) yêu nước ở trên làm hàng đầu (làm cái chủ yếu, cốt yếu, chính yếu, trụ cột) đối với mọi người dân Việt Nam, nó thể hiện ở tinh thần và hành động sẵn sàng hi sinh, xả thân vì nước, vì dân tộc giống nịi, để bảo vệ Tổ quốc.
thống lên tầm cao mới, chất lượng mới đó là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, “đòi hỏi phải gắn liền một lòng yêu Tổ quốc với yêu chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Yêu nước là phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân; ln lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; luôn chấp hành mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch, giản dị; nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dân tộc, tránh tâm lý tự ti, bi quan, dao động. Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Hiện nay, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho học viên Cơng an nhân dân chính là khơi dậy và phát huy tinh thần, nghị lực, trí tuệ và tài năng làm cho các em học viên thể hiện lịng u nước của mình bằng hành động dũng cảm, sáng tạo, xung kích, năng động, nhạy bén; giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Các em học viên Cơng an nhân dân phải khơng ngừng nâng cao lịng tự hào dân tộc, truyền thống vẻ vang của ngành; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước và tương lai tươi sáng tiền đồ của dân tộc; trung thành với mục tiêu lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta đã lựa chọn; tự giác chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của ngành; luôn tin yêu Nhân dân, biết đau nỗi đau của Nhân dân, tinh thần hi sinh vì nước, vì dân.
Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi cho rằng: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường Công an nhân dân hiện nay là quá trình tác
động có mục đích, có hệ thống của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị - xã
hội vào học viên với nội dung chủ yếu là giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
các Nghị quyết, Chỉ thị của ngành Công an; bồi dư ng tinh thần yêu nước,
truyền thống vẻ vang của Đất nước, Đảng và lực lượng Cơng an nhằm mục
đích đào tạo nên những cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ để sau khi ra trường cơng tác hồn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội
Chủ thể của giáo dục chủ nghĩa yêu nước: là các cấp uỷ Đảng, Ban
Giám hiệu Nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Trong đó, Đảng ủy có nhiệm vụ ban hành chỉ thị, kế hoạch, những quyết định, chương trình hành động và trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp dưới tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên. Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ triển khai đúng những chỉ thị, kế hoạch, những quyết định do Đảng ủy ban hành, để tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua giảng dạy những môn học này giúp cho các em học viên hiểu và thực hiện những quan điểm chính trị của Đảng ta hiện nay.
Đối tượng của giáo dục chủ nghĩa yêu nước: là học viên đang học tập
chính quy tại các trường cao đ ng và đại học Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Các chủ thể giáo dục ở các Nhà trường phải thực hiện việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên bằng nhiều hình thức và
phải tích cực, tự ý thức, tự giác học tập và rèn luyện, tham gia phong trào của Đoàn hội ở Nhà trường để hồn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức cho bản thân mình.
Như vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho học viên các trường Công an nhân dân hiện nay là giáo dục tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa yêu nước hiện nay là giá trị tinh thần thiêng liêng của dân tộc Việt Nam là sức mạnh vô biên, là nguồn lực không bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử đất nước từ xưa tới nay và là đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam. Ngày nay, truyền thống đó đã, đang và sẽ mãi mãi là động lực to lớn đưa công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thắng lợi. Trong tình hình mới, điều kiện mới, với khẩu hiệu tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh”, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam đang phát huy bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước để xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.