Kết cấu của luận án gồm 5 chương như sau:
Chương 1 – Giới thiệu: Chương này sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu, bao gồm tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cũng như kết cấu các chương của luận án.
Chương 2 – Tổng quan tài liệu: Chương này trình bày tổng quan tài liệu nghiên cứu về QTTTKH, sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động. Chương này tác giả tổng kết định nghĩa các khái niệm QTTTKH, sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động. Tác giả tiếp tục tổng kết, phân tích, bình luận các cơng trình nghiên cứu về tác động của QTTTKH đến sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động, đồng thời tác động của sự thích ứng của tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả tổng kết lý thuyết là cơ sở cho các lập luận, phân tích sau này, đồng thời tìm ra khoảng trống lý thuyết. Nơi dung lớn thứ hai trong chương này tác giả sẽ đề cập đến các giả thuyết được xây dựng thông qua tổng quan tài liệu, và cuối cùng là mô hình nghiên cứu được đề xuất.
Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp nghiên
cứu, xây dựng các giả thuyết, mơ hình nghiên cứu và xây dựng bộ biến cho các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu sơ bộ để đánh giá thang đo cũng được thực hiện trong chương này.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này trình bày thực trạng hoạt động của QTTTKH ở một số doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sau đó, chương 4 tiếp tục trình bày một số đặc điểm thống kê cơ bản về đối tượng nghiên cứu. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu và phân tích nhân tố khám phá EFA gồm thành 3 khía cạnh để đo lường các khái niệm QTTTKH. Phân tích nhân tố khẳng định CFA đã được sử dụng để đánh giá bộ thang đo đạt yêu cầu về mặt thống kê. Thêm vào đó, chương 4 cịn trình bày kết quả tác động trực tiếp, gián tiếp của biến QTTTKH và HQHĐ của các doanh nghiệp và thảo luận các mối quan hệ tìm được.
Chương 5 – Kết luận và hàm ý quản trị: Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và các các cơ sở để đề xuất hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương này cũng nêu những đóng góp của luận án về mặt lý thuyết và quản trị. Đồng thời, cuối chương sẽ trình bày một số hạn chế nhất định của luận án và đề xuất định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
9
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày về sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu. Đây là nền tảng quan trọng cho việc xác định lý thuyết nền về quản trị tri thức khách hàng, sự thích ứng tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
11
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Ở chương 1 đã giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và kết cấu của đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ cung cấp tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm lẫn lý luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, là một trong những cơ sở cho việc xây dựng các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu dự kiến. Đồng thời, cơ sở lý thuyết về quản trị tri thức khách hàng, về sự thích ứng tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được thể hiện ở chương này.