QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị tri thức khách hàng, sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Thành phố Cần Thơ (Trang 86 - 88)

Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1, cụ thể: Bước 1: Xây dựng thang đo

Quy trình xây dựng thang đo trong nghiên cứu được dựa vào quy trình do Churchill (1979) đưa ra. Tuy nhiên, phương pháp phân tích nhân tố khẳng định – CFA- được sử dụng thay cho phương pháp truyền thống MTMM (multitrait-multimethod) do Churchill đề nghị.

Bước 2: nghiên cứu định tính

Do sự khác nhau về mức độ thích ứng, về cách thực hiện quản trị tri thức khách hàng, có thể các thang đo đã được thiết lập ở các nước phát triển chưa thực sự phù hợp với thị trường Việt Nam, cho nên bộ thang đo được điều chỉnh và bổ sung thông qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận chuyên gia (10 chuyên gia). Thông qua kết quả nghiên cứu này, thang đo nháp 2 được điều chỉnh và được dùng để nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Bước 3: nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo được điều chỉnh thơng qua hai kỹ thuật chính là Cronbach’s Alpha và EFA. Nguyên tắc loại biến:

- Đối với Cronbach’s Alpha: các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) < 0.3, hệ số crobanh’s alpha ≥ 0.6

- Đối với EFA: các biến có trọng số (factor loading) < 0.5 và kiểm tra tổng phương sai trích được ≥ 50% (Nunnally & Bunstein, 1994)

70

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận án

Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức

Thang đo chính thức được dùng cho nghiên cứu định lượng. Các thang đo này được kiểm định lần nữa bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố EFA. Tiếp theo, các thang đo này được kiểm định tiếp tục bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA và các biến có trọng số ≤ 0,5 sẽ tiếp tục bị loại. Giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt cũng được kiểm định trong bước này. Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để

Lý thuyết (quản trị tri thức khách hàng, sự thích ứng của tổ chức, hiệu quả hoạt động kinh doanh

Định tính (thảo luận 10 chuyên gia) Định lượng sơ bộ (n = 50)

Cronbach’s Alpha và EFA

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra hệ số Alpha

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố và phương sai trích được

Định lượng chính thức (n=331)

Thang đo sơ bộ lần 2 Thang đo sơ

bộ lần 1

Thang đo chính thức

Hàm ý quản trị Cronbach’s Alpha và EFA

CFA SEM Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

71 kiểm định mơ hình lý thuyết và giá trị liên hệ lý thuyết. Và cuối cùng, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính đa nhóm được sử dụng để khám phá sự khác biệt nếu có giữa các nhóm theo quy mơ doanh nghiệp (nhỏ, lớn và vừa). Phép kiểm định này được thực hiện thông qua hai bước, khả biến và bất biến từng phần (bất biến thành phần cấu trúc, khả biến thành phần đo lường).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị tri thức khách hàng, sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Thành phố Cần Thơ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)