Chỉ tiêu Diễn giải Nguồn
“Dòng cuối cùng” (bottom-line): Tỷ suất lợi nhuận (profitability)
- Lợi nhuận biên (profit margin)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA)
- Tỷ suất hoàn vốn đầu tư
Robinson, 1982; Galbraith và Scendel, 1983
51 (ROI)
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- Chỉ số tổng hợp hiệu quả kinh doanh (Business performance composite
index) =
(ROS+ROA+ROI)/3 - Lợi nhuận ròng
- Sự tăng trưởng của lợi nhuận
Lee, 1987; Abu Kasim và ctv, 1989; Hashim, 2000; Wafa và Sulaiman, 2004
“Dòng đầu tiên” (top- line)
- Doanh số bán
- Sự tăng trưởng của doanh thu
Abu Kasim và ctv., 1989; Simons, 2000
Nguồn: tổng hợp từ các tài liệu lược khảo, 2019.
Ngoài ra, chỉ số BPCI (chỉ số tổng hợp hiệu quả kinh doanh) được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (bảng 2.9) để đo lường tỷ suất lợi nhuận bởi vì chỉ số này cung cấp phép đo hoàn chỉnh về khả năng sinh lời của doanh nghiệp (tức là sự kết hợp của ROS, ROA và ROI). Do đó, việc sử dụng BPCI có thể được xem là thước đo tỷ suất lợi nhuận tốt nhất. Hơn nữa, việc đưa ba tỷ số tài chính vào làm thành phần của BPCI cung cấp một cái nhìn tồn diện và cơng bằng về hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với việc chỉ sử dụng một chỉ số đo lường như ROS hoặc ROA hay ROI. Các nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng BPCI dưới dạng: (BPCI = ROS + ROI + ROA / 3) để tính tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, trong đó ROS, ROI và ROA được tính từ giá trị trung bình.
Tuy nhiên, phương thức đo lường này đã bị chỉ trích đáng kể do chỉ nhấn mạnh đến các chỉ số tài chính vì tồn tại một số nhược điểm (bảng 2.10). Các nhà phê bình cho rằng việc tập trung vào các chỉ số tài chính có thể dẫn đến việc thúc đẩy hình thành tư duy trong ngắn hạn (Banks và Wheelwright, 1979; Hayes và Garvin, 1982; Kaplan, 1983). Johnson và Kaplan (1987) là một trong những tác giả đầu tiên chỉ trích cách tiếp cận truyền thống là chỉ dựa trên kế tốn chi phí để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các tác giả cho rằng phương pháp đo lường hiệu quả tài chính chỉ tập trung vào việc giảm thiểu phương sai hơn là tập trung vào việc cải tiến liên tục. Do đó, một phương thức đo lường hiệu quả mới ra đời là rất cần thiết.
52