Môi trường vĩ mô của ngành dầu gội dành cho nam giới 1 Dân số

Một phần của tài liệu THNN1 huỳnh thanh hiếu (Trang 34 - 37)

3.4.1.1 Dân số

Lực lượng đầu tiên của môi trường vĩ mô cần theo dõi là dân số. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình cũng như các đặc điểm vào phong trào của khu vực.

Quy mô và tốc độ tăng dân số

Vào ngày 20/8/2022, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc thì dân số hiện tại của Việt Nam là hơn 99 triệu người, chiếm 1,24% dân số thế giới, đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. So với năm 2021, dân số nước ta tăng gần 1 triệu người. Với quy mô dân số đông và tốc độ gia tăng dân số nhanh như vậy thì Việt Nam thực sự là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty.

Cơ cấu dân số

Theo kết quả điều ra, Việt Nam đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đơi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Thời kỳ này chỉ diễn ra một lần trong một thế hệ, thường chỉ kéo dài trong vịng 15 – 30 năm, thậm chí là 40 – 50 năm (tùy thuộc vào việc kiềm chế mức sinh). Điều đó đồng nghĩa với chừng ấy thời gian đất nước có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, đủ sức làm xoay

chuyển nền kinh tế đất nước nếu chúng ta biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quí giá này.

Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” là một cơ hội hiếm hoi và đây chính là cơ hội để Việt Nam cất cánh như một số nước trong khu vực đã nói trên. Việt Nam cần chớp lấy thời cơ “dân số vàng” để cải thiện năng suất lao động, vì cơ hội này sẽ khơng quay trở lại, nếu có phải ít nhất 100 – 200 năm sau.

Dân số đông, lại tăng lớn, nên nguồn lao động vốn đã dồi dào, tạo áp lực cho việc giải quyết công ăn việc làm hằng năm; trong điều kiện quy mơ kinh tế cịn thấp thì năng suất lao động thấp.

Lợi thế giá lao động rẻ đang giảm dần, mặt khác xét về thu thập, sức mua có khả năng thanh tốn lại thấp, dễ phát sinh đình cơng, cũng như bị kiện bán phá giá.

Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến cơ cấu nhu cầu của các hàng hóa dịch vụ cụ thể và đến đặc tính nhu cầu. Những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các nhà Marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng quan tâm là: giới tính và tuổi tác.

Hình 3.12: Mơ hình đơn giản hóa của tháp dân số

(Nguồn: danso.org)

Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị. Tỷ lệ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng,… khá cao so với cả nước. Hơn nữa, lao động trí óc ở Việt Nam giỏi về cơng nghệ – đây cũng là nguồn nhân lực khá dồi dào cho cơng ty.

Như vậy, có thể nhận thấy Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ tạo nhiều cơ hội cho các cơng ty nói chung và ba cơng ty điển hình trong ngành dầu gội dành cho nam đang được đề cập đến trong bài nghiên cứu này tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình.

Sự thay đổi quy mơ hộ gia đình

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường nhiều hàng hóa. Các gia đình quy mơ lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay bằng các hộ gia đình với quy mơ nhỏ, do giới trẻ ngày nay có xu hướng mong muốn có cuộc sống tự lập. Ngồi ra, những gia đình mở rộng ở tầng lớp trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất ở Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cấp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp khơng nhiều như nhóm SSWD (single – độc thân, separate – sống riêng, windowed – góa phụ, divorced – li dị) ở các nước cơ bản.

Tại Việt Nam, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM,… ngày càng trở nên đông đúc, đem lại cơ hội kinh doanh cho công ty.

Chính sách dân số

Chính sách dân số – kế hoạch hóa ở Việt Nam sẽ khiến cho trong vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không là lợi thế cho các doanh nghiệp.

3.4.1.2 Kinh tế

Mơi trường kinh tế đóng vai trị quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Vì vậy, nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng, sức mua và hoạt động Marketing của các doanh nghiệp nói chung và của Unilever nói riêng.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, tổng sản phẩm trong nước GDP liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, sản phẩm hàng hóa – dịch vụ phong phú, đa dạng; thu nhập quốc dân, thu nhập bình qn đầu người ngày càng tăng, do đó nhu cầu mua sắm của người dân cũng tăng, đặc biệt đối với hàng tiêu dùng như của ICP, Wipro và Unilever.

Cơ cấu ngành kinh tế

Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có sự thay đổi theo xu hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và thu hẹp ngành nông nghiệp. Nhận thức được điều này giúp cho các công ty đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của các doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thật sự bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngồi như tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu kéo dài từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát, lạm phát trong vòng ba năm gần đây xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến khơng ít doanh nghiệp lao đao do chí phí đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thân ba doanh nghiệp cũng gặp khơng ít những khó khăn nhất định.

Thu nhập bình quân đầu người

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đại bộ phận người Việt vẫn ở ngưỡng thu nhập trung bình và thấp khi so sánh với một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia,… Do đó, khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình thì các cơng ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, chẳng hạn như xác định sẽ cung cấp những loại sản phẩm nào cho phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Công ty sẽ giải quyết đồng thời cả hai vấn đề trong cùng một lúc. Đó là vừa thích nghi hóa sản phẩm của mình với địa phương, vừa phải đưa ra những sản phẩm có giá rẻ trên thị trường. Đồng thời cơng ty phải có lợi nhuận. Đây là vấn đề thực sự khó khăn với cơng ty. Mặc dù vậy, theo đánh giá của cơng ty, người Việt Nam tuy có thu nhập thấp, song đông đảo và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty là rất cao, cho nên “năng nhặt,

chặt bị” cơng ty vẫn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được và có được lợi nhuận bằng cách làm cho các sản phẩm của công ty phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.

Sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư

Kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao đáng kể. Nếu như vào đầu những năm trước khi các công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty đặt trọng tâm vào phát triển vào phân khúc thị trường bình dân, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân với mức giá phải chăng, thì hiện nay cơng ty đã bắt đầu phát triển những dòng sản phẩm cao cấp hơn song song với việc duy trì ảnh hưởng chi phối tại phân khúc thị trường hiện có.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

Trước tiên là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với một số nước trong khu vực. Mạng lưới giao thông liên tỉnh, huyện, xã được cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không chỉ ở các đô thị lớn mà ở cả các vùng nông thôn, các khu vực xa xôi hẻo lánh. Internet đang được phổ cập nhanh chóng, cước viễn thơng, bưu chính được điều chỉnh giảm đáng kể so với trước đây, cho phép cơng ty có thể áp dụng những cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất kinh doanh cũng như q trình quản lý nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu THNN1 huỳnh thanh hiếu (Trang 34 - 37)