Vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 50 - 172)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

1.2.2. Vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu

1.2.2.1. Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt 2008 của trung tâm từ điển học thì động từ “vượt’ có nghĩa là: (i) di chuyển qua nơi có khó khăn, trở ngại để đến một nơi khác; (ii) tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau; (iii) ra khỏi giới hạn nào đó. Có thể thấy, nghĩa thứ nhất của động từ vượt được áp dụng cho trường hợp này. Như vậy, việc vượt qua RCKT trong thương mại có thể hiểu là việc nước XK di chuyển hàng hóa qua

những khó khăn, trở ngại gặp phải nơi biên giới của nước NK để đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại nước nhập khẩu

Từ đó, tác giả cho rằng: Vượt RCKT đối với hàng DMXK là việc thực hiện các chiến lược, các giải pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu, đưa hàng dệt may từ nước xuất khẩu vào tiêu thụ tại nước nhập khẩu. Nói cách khác, vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu chính là khả năng, năng lực của nước xuất khẩu (trong đó có DNDM và hàng DM xuất khẩu) đáp ứng, tuân thủ hay vượt qua các quy định, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật do các nước nhập khẩu đưa ra đối với hàng dệt may nhập khẩu.

1.2.2.2. Phương thức vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng DM xuất khẩu

Đối với hàng DM, vượt qua RCKT do các thị trường nhập khẩu đưa ra có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược xuất khẩu và chiến lược phát triển ngành dệt may của mỗi quốc gia và thực sự là vấn đề rất được quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước và các DNDMXK. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm ra phương thức vượt RCKT phù hợp là hết sức cần thiết đối với mỗi Chính Phủ và các DNDMXK.

Trong luận án này, tác giả đã tiếp cận phương thức vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu theo hướng tích cực, chủ động, tôn trọng lợi ích của đối tác, tuân thủ cam kết quốc tế để bảo vệ lợi ích của mình.

RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu là một phạm trù của thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu là chủ thể trực tiếp phải vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu, nhưng vai trò của Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại, các tổ chức xã hội dân sự khác trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể vượt qua RCKT và xuất khẩu thành công..

Vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất xuất khẩu đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ doanh nghiệp mà còn là Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự, cả trong nước và quốc tế. Trong đó, trách nhiệm chính và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan để vượt RCKT có thể thực hiện theo những phương thức sau:

- Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp phải vượt RCKT, đáp ứng các yêu cầu

 Chủ động, tích cực tìm hiểu, nắm bắt kịp thời, chính xác và đầy đủ về RCKT của các thị trường nhập khẩu.

 Nhận diện đúng những tác động của RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu để có biện pháp đổi mới, nâng cao năng lực nhằm đạt đến trình độ đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu, vượt qua RCKT để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nói cách khác, trách nhiệm vượt RCKT chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp dù Nhà nước là một bên cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của các nước, phù hợp với quy định quốc tế và cam kết với các đối tác.

- Nhà nước với vai trò tạo môi trường thuận lợi và hướng dẫn, hỗ trợ cho

doanh nghiệp vượt RCKT trên các phương diện:

 Tuyên truyền, phổ biến các thông tin, quy định của các nước nhập khẩu cho các DNDM nắm được và thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng

 Tích cực triển khai các biện pháp hội nhập với thế giới, tăng cường đàm phán, ký kết, tham gia các hiệp định TM song phương, khu vực và đa phương.

 Hỗ trợ các cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính, KHCN, môi trường, đào tạo nhân lực cho ngành DM.

 Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia hài hòa hóa với tiêu chuẩn quốc tế và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn ở các DNDM, sử dụng các quy định, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá, thừa nhận kết quả thử nghiệm

 Tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, những RCKT không hợp lý cần phải yêu cầu các nước nhập khẩu cắt bỏ.

 Lựa chọn đối tác xuất khẩu phù hợp với năng lực

 Cảnh báo sớm về RCKT của các nước nhập khẩu cho các DNDM biết được để có biện pháp, kế hoạch ứng phó kịp thời.

- Hiệp hội là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp thực

hiện vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu. Vai trò của Hiệp hội là rất quan trọng trong vượt RCKT. Hiệp hội đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp, là một kênh quan trọng tập hợp và liên kết doanh nghiệp để vượt RCKT. Hiệp hội hỗ trợ các DN vượt RCKT thông qua các hình thức:

 Tham gia hợp tác với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vượt RCKT

 Tạo sự liên kết gắn bó chặt chẽ giữa các DN trong ngành dệt may hỗ trợ nhau vượt rào.

- Sự phối kết hợp giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp là không

thể thiếu để vượt qua RCKT của các thị trường nhập khẩu. Doanh nghiệp đối diện trực tiếp với RCKT, phải chủ động, tích cực tìm mọi biện pháp để vượt qua RCKT, đưa hàng vào thị trường nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu doanh nghiệp không được sự hậu thuẫn, giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước thì rất khó có thể vượt qua được RCKT. Trong thực tiễn, có thể những quy định, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu hàng dệt may là cần thiết và hợp lý để bảo về lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái, nhưng do chênh lệch về trình độ phát triển, các doanh nghiệp nước xuất khẩu chưa đủ năng lực để vượt qua ngay thì Nhà nước cần can thiệp, tham gia đàm phán với nước đối tác để đảm bảo một thời kỳ quá độ cho DN, đồng thời Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ DN xây dựng đủ năng lực vượt rào cản. Trong nhiều trường hợp, RCKT do các nước nhập khẩu đặt ra là bất hợp lý, quá mức cần thiết nhằm bảo hộ thương mại, Nhà nước cần thông qua các định chế thương mại quốc tế và các cơ chế thích hợp khác, sát cánh cùng doanh nghiệp đấu tranh yêu cầu nước nhập khẩu dỡ bỏ các RCKT bất hợp lý này, v.v.

- Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế để vượt qua RCKT của nước

nhập khẩu: Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp dệt may đều cần tích cực tranh thủ

sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế để vượt qua RCKT đối với hàng dệt may của các nước nhập khẩu thông qua các kênh hợp tác đa dạng, hiệu quả. Đó là các hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, tăng cường năng lực thực thi các hiệp định thương mại quốc tế cho các đối tác kém phát triển hơn. Đó là các hỗ trợ, giúp đỡ của các định chế kinh tế thương mại quốc tế cho phát triển bền vững hay các liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, liên kết giữa các nhà xuất khẩu với các nhà nhập khẩu, phân phối hàng dệt may, liên kết với các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng các nước nhập khẩu, v.v.

Hình 1.2. Khung phân tích vượt RCKT đối với hàng dệt may XK

Chú thích: --- Gián tiếp vượt rào cản; Trực tiếp vượt rào cản Nguồn: Đề xuất của tác giả

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của một quốc gia hàng dệt may xuất khẩu của một quốc gia

1.2.3.1. Các nhân tố quốc tế

(i) Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới năng lực vượt RCKT của hàng DMXK của một quốc gia. Toàn cầu hóa và

Vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của một nước

Nhà nước Hiệp hội

Doanh nghiệp Quy định và TC CLSF Quy định và TC AT cho người sử dụng Quy định và TC môi trường Quy định và TC TNXH Quy định và TC ghi nhãn Quy định và TC về xuất xứ

RCKT của các thị trường nhập khẩu chính đối với hàng dệt may

Hoa Kỳ EU Nhật Bản

hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dựa trên các hiệp định thương mại đa phương, khu vực và song phương. Hiệp định TBT của WTO và các quy định về TBT trong các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực khác tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cho tiếp cận thị trường đối với hàng DMXK do các yêu cầu ràng buộc các nước tham gia phải tuân thủ những nguyên tắc và điều kiện của hiệp định TBT khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá. Việc bắt buộc phải tuân thủ các quy định này đã hạn chế các nước đưa ra những biện pháp kỹ thuật quá mức cần thiết gây cản trở cho thương mại. Mặt khác, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực và đa phương, bao giờ cũng bao gồm các điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho các thành viên kém phát triển hơn để hội nhập thành công, những hỗ trợ kỹ thuật này cũng giúp tăng cường năng lực vượt RCKT trong thương mại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng có tác động làm gia tăng việc sử dụng các RCKT thay cho biện pháp bảo hộ truyền thống bằng thuế quan mà các nước tham gia các hiệp định tự do thương mại phải cam kết cắt giảm và loại bỏ.

(ii) Thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ

Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức cùng với sự phát triển vượt bậc của KHCN đã tạo điều kiện cho các biện pháp kỹ thuật phát triển và sự phát triển này cũng đem đến cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với khả năng vượt RCKT của các quốc gia.

Trong thế giới toàn cầu hóa, chuyển sang kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, đời sống của người dân được nâng cao như ngày nay phải thừa nhận một thực tế là các RCKT có điều kiện để phát triển nở rộ, khiến cho các nước XK càng khó vượt qua các các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, tinh vi, đa dạng và phức tạp hơn của các nước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển. Tuy nhiên và trên hết là sự lan truyền của tri thức và KHCN trên phạm vi toàn cầu thông qua hoạt động thương mại, với KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của kinh tế thế giới cũng như kinh tế của

các quốc gia. Trình độ phát triển và trình độ KHCN được cải thiện, nâng cao tạo ra năng lực đáp ứng và vượt RCKT tốt hơn cho các nước XK. Hơn nữa, năng lực đáp ứng và vượt RCKT được nâng cao lại tác động tạo ra sự chuyển biến về chất cho nền kinh tế, giúp nâng cao trình độ phát triển và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang hiệu quả và sáng tạo hơn.

(iii) Toàn cầu hóa và điều phối chính sách liên chính phủ và toàn cầu cho phát triển bền vững

Thế giới ngày nay, bên cạnh những vấn đề kinh tế hậu khủng hoảng chưa giải quyết được, còn đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội và môi trường.

Nhiều công ước quốc tế về môi trường liên quan đến thương mại đang được các nước cam kết thực hiện. Các hiệp định môi trường đa biên cũng đã tính đến những vấn đề thương mại có ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời cũng xem xét các vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến tự do thương mại nhằm điều hoà giữa mục đích bảo vệ môi trường và tăng trưởng thương mại. Các biện pháp trong các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối với việc vận chuyển buôn bán, trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như chất thải độc hại, động vật hoang dã, các nguồn gien thực động vật, các chất phá huỷ tầng ôzôn, biến đổi khí hậu...

Các công ước quốc tế về con người, chẳng hạn như Công ước quốc tế về quyền trẻ em, cũng có ảnh hưởng đến XK thương mại hàng DM. Chẳng hạn, việc sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân là nguyên nhân của việc từ chối nhập khẩu hàng hóa sử dụng các dạng lao động nói trên. Tương tự, điều kiện lao động không được đảm bảo, chẳng hạn như môi trường lao động độc hại, điều kiện sinh sống và làm việc của công nhân không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của hàng XK. Việc áp dụng tiêu chuẩn SA8000 là một biện pháp để cải thiện môi trường cho người lao động.

Như vậy, toàn cầu hóa và sự điều phối chính sách liên chính phủ vì mục tiêu phát triển bền vững cũng ảnh hưởng nhiều đến RCKT và khả năng vượt RCKT của các quốc gia. Các ảnh hưởng tiêu cực có thể thấy rõ từ việc các nước gia tăng sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và luận cứ cho sự cần thiết của các biện pháp này là nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, sự điều phối, hợp tác chính sách liên chính phủ thông qua việc tham gia các công ước quốc tế về lao động và môi trường cũng ngăn chặn xu hướng bảo hộ thương mại của các quy định về tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội trong khi lại có thể hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nước để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định này. Mặt khác còn giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chính phủ trong xây dựng và thực thi các chính sách, biện pháp nhằm đáp ứng các RCKT về môi trường và trách nhiệm xã hội.

1.2.3.2. Các nhân tố trong nước

(i) Trình độ phát triển và trình độ KHCN của quốc gia

Trình độ phát triển và trình độ KHCN của quốc gia là yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng vượt RCKT. Sở dĩ như vậy là vì RCKT là những quy định, biện pháp về mặt kỹ thuật, nếu một nước không đủ trình độ và kỹ năng về KHCN thì rất khó trong việc đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật của nước nhập khẩu. Trình độ KHCN còn thấp kém của các nước đang và kém phát triển đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vượt RCKT của hàng DMXK các nước này. Vì vậy, một trong những nỗ lực để vượt RCKT đối với hàng DMXK là Việt Nam phải cố gắng nâng cao trình độ KHCN của quốc gia, của DN

(ii) Năng lực quản lý của Nhà nước: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng vượt RCKT của quốc gia. Năng lực quản lý của Nhà nước trong vượt RCKT đối với hàng DMXK được phản ánh qua:

- Khung khổ luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với vượt RCKT, từ việc thực hiện tự do hóa thương mại; hội nhập quốc tế song phương, khu vực, đa phương đến việc ban hành và thực thi các biện pháp chính sách hỗ trợ DN vượt RCKT. Tham

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 50 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)