Xu hướng áp dụng RCKT của các thị trường xuất khẩu chính đối với hàng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 129 - 132)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

3.1.2. Xu hướng áp dụng RCKT của các thị trường xuất khẩu chính đối với hàng

với hàng dệt may Việt Nam

Qua nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia về RCKT, có thể thấy rõ một số xu hướng áp dụng rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như sau:

- Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sẽ dần chuyển thành tiêu chuẩn bắt buộc. Nếu như trước đây bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được các nhà sản xuất áp dụng tự nguyện, thì những năm gần đây đã chuyển thành biện pháp bắt buộc. Hơn nữa, việc

áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đã trở nên rất phổ biến và phần lớn các DN khi muốn nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm đều áp dụng các chương trình tiêu chuẩn chất lượng. Khi hầu hết các DN đều tự nguyện áp dụng các bộ tiêu chuẩn chất lượng, các quốc gia phát triển hoàn toàn có thể coi đó là nền tảng đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu cơ bản đối với dệt may nhập khẩu.

- Các quy định về an toàn tiêu dùng ngày càng nghiêm ngặt và được lồng ghép vào nhiều rào cản khác. Vấn đề sức khỏe và an toàn tiêu dùng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia như bảng tổng hợp 3.1 về mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật thông báo lên Ủy ban TBT năm 2012. Với sự gia tăng của các chủng loại hàng hóa, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình hơn, vì thế mà các đòi hỏi về chất lượng của họ ngày càng cao, đặc biệt là vấn đề an toàn tiêu dùng. Khi người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về sức khỏe và an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu dùng trở lên khắt khe hơn. Về lý thuyết, việc các quốc gia đưa ra các RCTM trái với nguyên tắc tự do hoá th- ương mại đã được thoả thuận trong TMQT. Vì vậy, các nước nhập khẩu hàng DM nói chung thường núp dưới bóng lợi ích người tiêu dùng để thiết lập các rào cản mới.

- Các quy định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội, quy định về nhãn mác của sản phẩm sẽ trở thành quy định bắt buộc

Chính vì vậy các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường thì các nước nhập khẩu mới cho phép thông quan. Đối với hàng DM cũng vậy, phải là hàng may mặc “xanh”. Hàng DM của các nước XK vào Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản bị trả lại do không vượt qua được rào cản này ngày càng tăng. Hoa Kỳ cũng có xu hướng áp dụng thêm các tiêu chuẩn môi trường của quốc tế nên nếu hàng DM không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thì sẽ càng khó khăn hơn để vào được thị trường này. Trong quy định tiêu chuẩn môi trường của Hoa Kỳ đối với hàng DM có quy định rõ không được dùng hoá chất nhuộm vải hay các chất trợ nhuộm độc hại với môi trường.

Bên cạnh việc coi trọng vấn đề đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, các nước nhập khẩu còn rất coi trọng việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động trong DN - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các DN có đông lao động như

ngành DM. Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 và WRAP hiện nay không bắt buộc, các DNDM áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Nhưng ngày càng nhiều n- ước chỉ nhập khẩu hàng DM của các nhà sản xuất, XK đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Xu hướng tiêu chuẩn này sẽ dần trở thành bắt buộc thời gian tới.

Việc các quy định ghi nhãn hàng dệt may của các thị trường phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản ngày càng cao và phức tạp hơn xuất phát từ mục tiêu, động cơ chính sách của các nước công nghiệp phát triển luôn thay đổi và cũng do những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng các nước này về an toàn sản phẩm tiêu dùng, về yêu cầu chất lượng và bảo vệ môi trường , cũng như yêu cầu cung cấp thông tin và chống lừa dối, gian lận thương mại. Các thị trưởng Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản yêu cầu phải ghi nhãn chính xác. Trong đó, ghi nhãn xuất xứ, tỷ lệ sợi, tính chất dễ cháy và hướng dẫn sử dụng hàng dệt may là bắt buộc, ngoải ra còn rất nhiều quy định về thông tin, hướng dẫn giặt tẩy, v.v. Đặc biệt là những quy định về nhãn sinh thái liên quan tới toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm dệt may của các thị trường phát triển đang nổi lên như một RCTM rất khó vượt qua đối với các nước đang và chậm phát triển.

Hiện nay, việc ăn cắp bản quyền đang trở lên phố biến ở các quốc gia, nhất là ở một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Để đối phó tình trạng này, một số quốc gia phát triển như Mỹ và EU, Nhật Bản một mặt yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn họ đặt ra, mặt khác họ buộc các công ty nước ngoài phải trả chi phí bằng sáng chế rất cao nếu muốn XK các sản phẩm đã đăng ký bản quyền.

- Tăng tính phức tạp và trở thành rào cản mới của các quy định về xuất xứ hàng hóa: Quy tắc xuất xứ là các tiêu chuẩn được sử dụng để xác định nước mà hàng hóa đó được sản xuất ra. Quy tắc xuất xứ rất quan trọng, được sử dụng trong thực hiện các biện pháp chính sách thương mại bao gồm thống kê thương mại, xác định thuế quan, xuất xứ nhãn hàng và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, trả đũa và các biện pháp tự vệ.

Do tầm quan trọng của quy tắc xuất xứ trong thực hiện các công cụ chính sách thương mại, các quốc gia ngày càng tăng cường sử dụng các quy định, tiêu

chuẩn về xuất xứ nhằm mục đích bảo hộ thương mại. Chính vì vậy, các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đã ban hành nhiều bộ quy tắc xuất xứ khác nhau, áp dụng cho hàng hóa được ưu đãi và không được ưu đãi với các mức độ khác nhau. Hơn nữa đàm phán và áp dụng quy tắc xuất xứ của một nước còn chịu áp lực rất lớn từ các ngành công nghiệp trong nước càng làm tăng tính phức tạp và không rõ ràng minh bạch của các quy định về xuất xứ. Ngoài ra, các quy định rất phức tạp về mặt kỹ thuật của quy tắc xuất xứ đã khiến cho các nước, nhất là các nước phát triển tăng cường sử dụng quy tắc xuất xứ như một rào cản thương mại mới.

Đối với hàng DMXK, tính chất phức tạp của các quy định xuất xứ còn tăng lên, bởi ngoài các quy định phức tạp của bản thân quy tắc này, sự gia tăng các chuỗi cung ứng toàn cầu hàng DM càng khiến cho việc xác định xuất xứ thêm khó khăn.

Những xu hướng phát triển mới này của RCKT trong TMQT sẽ có khả năng ảnh hưởng tới XK hàng DM của Việt Nam trên cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực, cả tạo thuận lợi và cơ hội mới lẫn gây ra khó khăn, thách thức mới.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)