RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 46 - 172)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

1.2. RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

1.2.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu

1.2.1.1. Khái niệm

Dựa theo khái niệm về RCKT đối với hàng hóa XK nói chung ở phần 1.1.1, tác giả cho rằng “Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu là những quy định, tiêu chuẩn, biện pháp kỹ thuật do nước nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản hàng dệt may của nước xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu vào thị trường nước nhập khẩu.

Có thể nói, hàng DM là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và là tiềm năng phát triển cao. RCKT đối với hàng DM trong TMQT cũng có đầy đủ các đặc điểm của RCKT nói chung. Ngoài ra, do DM là ngành truyền thống của hầu hết các nước và sử dụng nhiều lao động nên RCKT đối với hàng DM trong TMQT cũng có một số đặc điểm riêng như:

- Các RCKT dưới dạng các tiêu chuẩn về môi trường, về trách nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ nhằm chống gian lận... thường cao quá mức cần thiết, khó tuân thủ đối với các nước đang phát triển

- Hầu hết các RCKT đối với hàng DM đều dựa trên các cam kết của WTO, tuy nhiên một số thị trường nhập khẩu hàng DM lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... còn có nhiều RCKT khác dưới dạng các quy định riêng

1.2.1.2. Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may

Đối với hàng DMXK, RCKT cũng được chia thành các loại như đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung đã được trình bày ở mục 1.1.2. Đó là:

(i) Các quy định về chất lượng sản phẩm. Đó là các quy định về tiêu chuẩn chất lượng (ISO 9000) đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng do tổ chức quốc

tế về tiêu chuẩn hóa ban hành. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các tiểu chuẩn quy định những yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng mà DN nói chung và các DNDM nói riêng muốn được chứng nhận phải áp dụng như ISO 9001/2/3; hoặc ISO 9000:2000, và các tiêu chuẩn hỗ trợ khác.

(ii) Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người.

Các biện pháp này bao gồm những quy định về hóa chất độc hại trong sản phẩm DM gây nguy hiểm đối với sức khỏe người tiêu dùng, Các hóa chất độc hại bao gồm: các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo), các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thủy ngân, niken…), các hợp chất hữu cơ thiếc (MBT, TBT, TPhT…), các hợp chất có chứa clo (chất tải hữu cơ có chứa clo như clobenzen, clotoluen), các chất chậm cháy (PBBs, Peta- BDE, octo BDE…), Focmaldehyt, Phtalat (DEHP, DINP…), tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ. Các sản phẩm được coi là có chứa chất nguy hiểm sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường của các nước phát triển.

(iii) Các quy định và tiêu chuẩn môi trường.

Quy định về bảo vệ môi trường (ISO14000): quy định này nêu rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường, trong đó đặc biệt lưu ý đến các quy định pháp lý về tác động và ảnh hưởng của môi trường nhằm giúp các DNDM hệ thống hóa các chính sách và các mục tiêu môi trường của mình. Trong ISO14000 bao gồm ISO14001 và ISO14004 trong đó ISO14001 là các yêu cầu đối với hệ thống còn ISO14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. Các DNDM cần phải nắm bắt và hiểu rõ để tuân thủ các yêu cầu thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường và sử dụng nguyên nhiên liệu không làm mất cân bằng sinh thái, các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, các nhà nhập khẩu đã đưa ra các tiêu chuẩn“xanh”, “sạch” đối với sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Tiêu chuẩn thương mại “xanh” trở thành RCTM “xanh” (Green Trade Barrier). Đối với sản phẩm DM, tiêu chuẩn này đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình

sản xuất. Các quy định PMM hiện đang đặt ra những thách thức lớn đối với các cơ sở DM của Việt Nam, đặc biệt là các DN dệt, nhuộm, in,…

(iv) Các quy định và tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại mang lại nhiều quyền lực cho các khách hàng quốc tế và đặt ra thách thức đối với vai trò của công đoàn và luật pháp quốc gia, trong đó có nhu cầu về khuôn khổ pháp luật quốc tế mới như các điều khoản về tiêu chuẩn lao động trong các hiệp định tự do thương mại. Một loạt các khung pháp luật mới đã xuất hiện ở cấp độ toàn cầu với các quy định cụ thể về tiêu chuẩn lao động. Ngoài việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, hàng đệt may XK còn phải tuân thủ các RCKT do các nước phát triển đặt ra như các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn công nghiệp, tiêu chuẩn lao động,...

Các cam kết về lao động được thể hiện qua bộ tiêu chuẩn lao động như là nội dung cơ bản về trách nhiệm xã hội DN (CSR), các hiệp định của các công ty đa quốc gia với tổ chức nghiệp đoàn lao động toàn cầu. Hiện nay, một trong những tiêu chuẩn xã hội quan trọng nhất là tiêu chuẩn SA 8000 do Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm xã hội (SAI), một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ xây dựng. SA 8000 là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế quy định về điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động nhằm hướng tới việc đảm bảo giá trị đạo đức của nguồn hàng hoá & dịch vụ. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 xem xét các vấn đề chủ yếu như: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ & an toàn lao động, bồi thường, phân biệt đối xử trong lao động, thời gian làm việc, tự do công đoàn, quyền thoả ước tập thể và các hình phạt trong lao động. SA 8000 được xây dựng dựa trên nền tảng tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các công ước và khuyến nghị của Liên hợp quốc về quyền con người và trẻ em. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội toàn cầu nhà sản xuất - WRAP - một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện. WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc chủ yếu sau: (1) Luật pháp và quy tắc nơi làm việc; (2) Ngăn cấm lao động cưỡng bức; (3) Ngăn cấm lao động trẻ em; (4) Ngăn cấm quấy

rối và ngược đãi; (5) Bồi thường và phúc lợi; (6) Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp; (7) Ngăn cấm phân biệt đối xử; (8) Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc; (9) Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể; (10) Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường; (11) Thực hiện đúng thủ tục thuế quan và (12) Cấm chất ma tuý.

Những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội như SA 8000 hay WRAP đang được áp dụng theo cách tự nguyện, nhưng những DNXK đáp ứng được các tiêu chuẩn này lại được người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm một cách dễ dàng hơn nên có cơ hội để đẩy mạnh XK. Hiện nay, người tiêu dùng ở các nước phát triển có xu hướng đòi hỏi ngày càng cao đối với các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và những đòi hỏi này sẽ tác động lên chính sách của các chính phủ để chuyển sang bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn này. Vì vậy, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trở thành các RCKT đối với XK của các nước đang và chậm phát triển.

(v) Các quy định về ghi nhãn hàng DM

Các quy định này giúp cho sản phẩm XK được an toàn. Đó là yêu cầu về dán nhãn chính xác. Có rất nhiều quy định và tiêu chuẩn của các nước phát triển về dán nhãn hàng DM. Chẳng hạn, Hoa kỳ có rất nhiều văn bản pháp luật và quy định kiểm soát hoạt động sản xuất và dán nhãn các sản phẩm DM như quy định về nước xuất xứ, đạo luật về nhận dạng các sản phẩm dệt TFPIA, đạo luật về dán nhãn các sản phẩm len WPLA, đạo luật về bao gói, dán nhãn sản phẩm tốt FPLA,... Bên cạnh đó là yêu cầu đối với nhãn hiệu: phải được làm bằng vải và đính kèm sản phẩm cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, phải được ghi bằng ngôn ngữ tiếng Anh [89].

Nhãn hướng dẫn sử dụng là một thành phần không thể thiếu của sản phẩm DM được sử dụng tại các nước công nghiệp phát triển. Tại các nước này, hệ thống nhãn hướng dẫn sử dụng đã được tiêu chuẩn hóa và phổ biến không chỉ trong sản xuất mà cả trong đời sống hàng ngày. Vì thế, một sản phẩm DM không có nhãn hướng dẫn sử dụng thì rất khó được thị trường chấp nhận lưu thông. Tại các nước phát triển ở Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v tất cả hàng DM lưu thông trên thị trường đều phải có nhãn hướng dẫn sử dụng. Mặt khác, một nhãn hướng dẫn sử dụng

nếu không được xây dựng chặt chẽ để đảm bảo chất lượng phù hợp có thể gây tổn thương không nhỏ cho cả người sử dụng và nhà sản xuất lưu thông sản phẩm khi tiêu dùng gặp sự cố trong quá trình sử dụng sản phẩm. Do vậy, các nhãn mác này đều được xây dựng dựa trên cơ sở các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm DM phổ biến tại đó, các yêu cầu chất lượng dự kiến cho sản phẩm của nhà sản xuất nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng xác định của người tiêu dùng. Quy trình thử nghiệm kiểm tra chất lượng và xây dựng nhãn hướng dẫn sử dụng cho sản phẩm DM đã được ổn định từ khoảng hơn chục năm trở lại đây [76].

(vi) Các quy định về xuất xứ hàng DM

Các quy định về xuất xứ hàng DM của các nước, nhất là các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU,... rất phức tạp, không rõ ràng và minh bạch, lại chịu sự chi phối rất lớn từ các nhà sản xuất trong nước của các thị trường này đã khiến cho quy tắc xuất xứ trở thành RCKT rất khó đáp ứng đối với các nước đang và chậm phát triển. Thông thường thì hàng DMXK từ các nước đang và chậm phát triển được hưởng ưu đãi về thuế quan theo chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). GSP là chương trình ưu đãi thuế quan không có đi có lại. Ngoài ra, trong tham gia các FTA/RTA đều có các quy định ưu đãi thuế hàng DM dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên các quy định và tiêu chuẩn để xác định xuất xứ hàng DM để được hưởng các ưu đãi thuế này lại rất cao, rất phức tạp, không minh bạch (ví dụ như quy định “từ sợi trở đi” của Hoa Kỳ) nên rất khó để các nước đang và chậm phát triển có thể đáp ứng để được hưởng các ưu đãi thuế. Vì vậy, những tiêu chuẩn và quy định về xuất xứ hàng hóa đang trở thành những RCKT lớn đối với hàng DMXK.

1.2.2. Vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu

1.2.2.1. Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt 2008 của trung tâm từ điển học thì động từ “vượt’ có nghĩa là: (i) di chuyển qua nơi có khó khăn, trở ngại để đến một nơi khác; (ii) tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau; (iii) ra khỏi giới hạn nào đó. Có thể thấy, nghĩa thứ nhất của động từ vượt được áp dụng cho trường hợp này. Như vậy, việc vượt qua RCKT trong thương mại có thể hiểu là việc nước XK di chuyển hàng hóa qua

những khó khăn, trở ngại gặp phải nơi biên giới của nước NK để đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại nước nhập khẩu

Từ đó, tác giả cho rằng: Vượt RCKT đối với hàng DMXK là việc thực hiện các chiến lược, các giải pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu, đưa hàng dệt may từ nước xuất khẩu vào tiêu thụ tại nước nhập khẩu. Nói cách khác, vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu chính là khả năng, năng lực của nước xuất khẩu (trong đó có DNDM và hàng DM xuất khẩu) đáp ứng, tuân thủ hay vượt qua các quy định, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật do các nước nhập khẩu đưa ra đối với hàng dệt may nhập khẩu.

1.2.2.2. Phương thức vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng DM xuất khẩu

Đối với hàng DM, vượt qua RCKT do các thị trường nhập khẩu đưa ra có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược xuất khẩu và chiến lược phát triển ngành dệt may của mỗi quốc gia và thực sự là vấn đề rất được quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước và các DNDMXK. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm ra phương thức vượt RCKT phù hợp là hết sức cần thiết đối với mỗi Chính Phủ và các DNDMXK.

Trong luận án này, tác giả đã tiếp cận phương thức vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu theo hướng tích cực, chủ động, tôn trọng lợi ích của đối tác, tuân thủ cam kết quốc tế để bảo vệ lợi ích của mình.

RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu là một phạm trù của thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu là chủ thể trực tiếp phải vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu, nhưng vai trò của Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại, các tổ chức xã hội dân sự khác trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể vượt qua RCKT và xuất khẩu thành công..

Vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất xuất khẩu đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ doanh nghiệp mà còn là Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự, cả trong nước và quốc tế. Trong đó, trách nhiệm chính và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan để vượt RCKT có thể thực hiện theo những phương thức sau:

- Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp phải vượt RCKT, đáp ứng các yêu cầu

 Chủ động, tích cực tìm hiểu, nắm bắt kịp thời, chính xác và đầy đủ về RCKT của các thị trường nhập khẩu.

 Nhận diện đúng những tác động của RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu để có biện pháp đổi mới, nâng cao năng lực nhằm đạt đến trình độ đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu, vượt qua RCKT để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nói cách khác, trách nhiệm vượt RCKT chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp dù Nhà nước là một bên cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của các nước, phù hợp với quy định quốc tế và cam kết với các đối tác.

- Nhà nước với vai trò tạo môi trường thuận lợi và hướng dẫn, hỗ trợ cho

doanh nghiệp vượt RCKT trên các phương diện:

 Tuyên truyền, phổ biến các thông tin, quy định của các nước nhập khẩu cho các DNDM nắm được và thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng

 Tích cực triển khai các biện pháp hội nhập với thế giới, tăng cường đàm phán, ký kết, tham gia các hiệp định TM song phương, khu vực và đa phương.

 Hỗ trợ các cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính, KHCN, môi trường, đào tạo nhân lực cho ngành DM.

 Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia hài hòa hóa với tiêu chuẩn quốc tế và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn ở các DNDM, sử dụng các quy định, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá, thừa nhận kết quả thử nghiệm

 Tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, những RCKT không hợp lý cần phải yêu cầu các nước nhập khẩu cắt bỏ.

 Lựa chọn đối tác xuất khẩu phù hợp với năng lực

 Cảnh báo sớm về RCKT của các nước nhập khẩu cho các DNDM biết được để có biện pháp, kế hoạch ứng phó kịp thời.

- Hiệp hội là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp thực

hiện vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu. Vai trò của Hiệp hội là rất quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 46 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)