Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 62 - 64)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

1.3.1.2.Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ cũng có một số lợi thế riêng của mình so với Trung Quốc. Trước tiên, Ấn Độ hiện là nước sản xuất chỉ lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần thế giới, đồng thời cũng là nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu. Với lực lượng lao động có tay nghề dồi dào, Ấn Độ hiện là nước có lợi thế cạnh tranh hơn Trung Quốc đối với hai mặt hàng vải bông xù, vải bông chéo. Ấn Độ có nguồn nguyên liệu ổn định, phong phú cung cấp cho các nhà máy, thậm chí một số nhà máy còn bán nguyên liệu cho thị trường Trung Quốc.

Ấn Độ cũng vượt trội so với Trung Quốc trên thị trường cao cấp: họ có thể cung cấp những lô hàng có số lượng ít may mặc và đồ dùng gia đình như ga giường, khăn tắm, thảm, mền chăn có màu sắc, cách dệt và thêu theo yêu cầu của khách hàng. Những nhà bán lẻ luôn tìm đến Ấn Độ do họ không muốn bị phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.

các thị trường lớn như Mỹ, EU do vấp phải các RCKT. Để giảm bớt ảnh hưởng của các RCKT đó, Ấn Độ đã thực hiện một số biện pháp như:

- Đối với Chính Phủ:

(i) Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình kiểm tra lô hàng và cơ chế cấp giấy chứng nhận. Nhiều DN xuất khẩu đã bị đối xử bất công từ nước nhập khẩu trong các trường hợp liên quan đến kiểm tra và chứng nhận các tiêu chuẩn. Chính phủ Ấn Độ cử ít nhất một cơ quan được nước ngoài công nhận đạt chuẩn kiểm tra và xác nhận để bảo vệ lợi ích của DN xuất khẩu.

(ii) Chính phủ còn áp dụng các biện pháp mà các nước đã sử dụng với mình như kiện bán phá giá mặt hàng khác. Ấn Độ cũng sử dụng một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế với các mặt hàng của các nước xuất sang Ấn Độ để thực hiện mục đích làm cho các nước giảm các RCKT với hàng DM.

- Đối với các DN dệt may của Ấn Độ:

(i) Lựa chọn một thế hệ các nhà quản lý mới trong ngành DM với chủ trương quan tâm đến hoạt động sáp nhập nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí. Với việc sáp nhập các DNDM vừa và nhỏ, DM Ấn Độ có thể hình thành các DN với quy mô lớn, đủ vốn để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và máy móc, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về sinh thái và bảo vệ người lao động.

(ii) Tiếp cận, liên kết với DN của các nước liên quan để giảm bớt chi phí, hạ thấp các rào cản khi XK hàng DM vào các thị trường lớn: Các DN DM Ấn Độ đã chủ động liên kết, hợp tác với các nhà XK DM các nước vùng Andes là Ecuador, Colombia, Peru để tận dụng cơ hội từ hiệp định thương mại song phương mà Mỹ, EU đã ký với các nước này. Một điều khoản trong hiệp định cho phép 3 nước trên được XK vào thị trường Mỹ, EU các sản phẩm dệt làm bằng nguyên liệu từ nước thứ 3. Nếu thiết lập được các liên doanh, các DN Ấn Độ vừa tiết kiệm được chi phí vận tải, vừa dễ dàng vào được thị trường lớn [45]. Khó có thể cạnh tranh về giá cả với Trung Quốc, các DN Ấn Độ tìm cách hướng sang chất lượng và mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa quan hệ thương mại để vượt RCKT.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 62 - 64)