2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ
3.3.1.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
(i) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện các tiêu chuẩn của doanh nghiệp
Trong điều kiện quốc tế hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc hài hóa hóa các tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế cũng là một xu hướng tất yếu. Để hàng DM của Việt Nam có thể được chấp nhận và tiêu thụ được ở mọi thị trường trên thế giới mà không gặp khó khăn với các RCKT, thì các quốc gia đều nỗ lực xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mới sao cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và được các nước thừa nhận. Khi hệ thống tiêu chuẩn trong nước phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, thì các sản phẩm của các DNDM trong nước một khi đã đáp ứng được tiêu chuẩn trong nước thì cũng đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và của quốc gia nhập khẩu, khi đó hàng hóa vừa có thể tiêu thụ được ở thị trường nội địa vừa có thể tiêu thụ được ở các thị trường nước ngoài.
Trong những năm qua, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) luôn được xây dựng và phát triển trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng những yêu cầu quản lý cấp bách trong từng thời kỳ. TCVN là tài liệu kỹ thuật làm cơ sở cho việc đảm bảo, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống này còn có những nhược điểm: chưa được áp dụng rộng rãi, trình độ khoa học và công nghệ của tiêu chuẩn còn thấp, lạc hậu, mức độ đổi mới hàng năm chưa cao, tỉ lệ TCVN hài hòa với quốc tế còn ở mức thấp (chỉ khoảng 40%)… Vì vậy, phát triển và đổi mới hệ thống TCVN là một trong những đòi hỏi cấp bách của hoạt động tiêu chuẩn hóa hiện nay và rất có ý nghĩa với Việt Nam vì nó sẽ giúp Việt Nam vượt qua RCKT của thị trường các nước công nghiệp phát triển. Việt Nam cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn mới thay thế những tiêu chuẩn đã lạc hậu và không phù hợp với các yêu cầu của thời hội nhập. Những tiêu chuẩn này sẽ phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và phải bao quát hết những đòi hỏi phổ biến của thế giới đối với hàng hóa như các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, quy định về sở hữu trí tuệ.
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng tiêu chuẩn, nhà nước phải xây dựng hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo mang được những sản
phẩm tốt nhất, an toàn nhất tới người tiêu dùng. Công tác này phải đặc biệt được chú ý đối với hàng hóa XK nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khỏi cửa khẩu Việt Nam là đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng hàng hóa bị ách lại tại của khẩu nước đến hoặc bị trả về hoặc tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng hoặc có những yếu tố gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Việc này nếu thực hiện tốt sẽ giúp giảm chi phí và rủi ro cho các DN Việt Nam khi xuất hàng, đồng thời nâng cao uy tín của hàng DM và nhà XK Việt Nam. Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5563/QĐ-BCT ngày 26 tháng 10 năm 2011 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung chính như: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các biện pháp kỹ thuật trong thương mại; Xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chất lượng hàng hoá từ xa; xây dựng phương án tự bảo vệ; hỗ trợ DN áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy XK, nhập khẩu. Trong những năm tới, phải quyết liệt thực hiện tốt chủ trương này.
(ii) Tăng cường hệ thống thông tin quốc gia về RCKT, tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nhanh chóng, kịp thời cho các DN về RCKT của các nước.
Một trong những nguyên nhân khiến cho các RCKT trở nên khó vượt qua là vì các rào cản này tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng, phức tạp, khó nhận biết và thường xuyên thay đổi. Các DN ở các nước đang và kém phát triển thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến RCKT của các nước nhập khẩu do hệ thống thông tin còn yếu. Và họ có rất ít các thông tin cũng như hiểu biết rất hạn chế về RCKT tại các thị trường mà họ sẽ xuất hàng sang. Chính vì lý do đó mà các nước đang và kém phát triển là những nước chịu thiệt thòi nhiều nhất từ các RCKT.
Ở Việt Nam cũng vậy, các DN có nhận thức rất thấp về RCKT và lại càng mơ hồ, không có sự quan tâm đúng mức đối với các rào cản cụ thể của các thị trường XK đang áp dụng. Với điều kiện hiện tại của các DN, thì việc tiếp cận với các nguồn thông tin trực tiếp từ các thị trường về các quy định nói chung và về RCKT nói riêng là khó khăn. Vì thế, để giúp đỡ các DN, đặc biệt là các DNNVV có được đầy đủ các thông tin cần thiết về các thị trường XK, thì sự trợ giúp của Nhà nước là cần thiết. Nhà nước cần có những cơ quan chuyên trách nghiên cứu về vấn
đề rào cản trong đó có RCKT. Các cơ quan này phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về RCKT của các thị trường nhập khẩu, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu cho các DN biết về các quy định cũng như tiêu chuẩn do các nước nhập khẩu đưa ra, giúp các DN có sự hiểu biết tốt hơn về những quy định, tiêu chuẩn mà các mặt hàng XK của DN mình sẽ phải thích ứng khi xuất sang từng thị trường cụ thể, nhất là những thị trường XK chiến lược của Việt Nam như EU, Nhật, Mỹ,... Các cơ quan chuyên trách này cần tổ chức các buổi hội thảo cũng như các buổi tuyên truyền, giới thiệu định kỳ về RCKT của các thị trường và có những thông báo bổ sung kịp thời cho các DN khi các nước thay đổi, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn.. Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về RCKT đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu của các nước nhập khẩu mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp. Từ đó, DN sẽ có những biện pháp cần thiết để đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động XK của DN nói riêng và của cả nước nói chung.
Hiện nay, nước ta có rất nhiều cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin thương mại cho DN, trong đó thông tin về RCKT thương mại có thể được cung cấp bởi Văn phòng TBT Việt Nam, Trung tâm Thông tin công thương, Cục XTTM, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài,... Ngoài ra, VCCI - tổ chức hỗ trợ và xúc tiến các hoạt động thương mại của Việt Nam cũng có vai trò đáng kể trong việc tuyên truyền, cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, trong đó có thông tin về các RCKT cho các DN, giúp các DN tiếp cận các thị trường và đẩy mạnh XK...
Nâng cao năng lực hoạt động của TBT Việt Nam để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về TBT trong các diễn đàn quốc tế (WTO), khu vực (ASEAN,APEC…) cũng như các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện/FTAs Việt Nam đã ký trong giai đoạn 2005-2010 hoặc sẽ ký trong giai đoạn 2011-2015 (TPP, Việt Nam-EU…). Bồi dưỡng kiến thức và trao đổi thông tin về nghiệp vụ cho cán bộ thuộc văn phòng TBT Việt Nam: cung cấp thông tin về các biện pháp TBT đang không ngừng gia tăng đối với các nước tham gia WTO, các quan ngại của Việt Nam
đối với các thành viên khác trong WTO chưa được Việt Nam quan tâm, xem xét kỹ các yếu tố có thể gây bất lợi cho các quốc gia,…Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tiếng Anh về TBT cho các thành viên trong mạng lưới thực hiện các hoạt động trao đổi những thông tin cơ bản về TBT bằng tiếng Anh dựa vào tài liệu do Văn phòng TBT Việt Nam soạn thảo, trao đổi kiến thức, quan điểm về quản lý trong lĩnh vực TBT. Bồi dưỡng kỹ năng tìm kiếm, tra cứu thông tin tại một số trang web phục vụ cho hoạt động làm Bản tin về TBT của các Điểm TBT trong Mạng lưới TBT Việt Nam. Tổ chức trao đổi về nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam: chia sẽ những kinh nghiệm, khó khăn và cả những kiến nghị với Văn phòng TBT Việt Nam.
(iii) Có chính sách hỗ trợ thiết thực và hiệu quả nhằm nâng cao năng lực vượt RCKT cho doanh nghiệp.
Đó là các chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật ngành dệt may theo hướng sản xuất thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn; hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội theo chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thiết kế mẫu mã, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật,nghiệp vụ cho lao động doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực vượt RCKT cho doanh nghiệp, v.v.
- Đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng theo hướng ưu đãi hơn nữa cho các DN sản xuất hàng dệt may. Chẳng hạn, mở rộng tín dụng dài hạn, sử dụng nguồn vốn ODA với các điều kiện ưu đãi về thời gian và lãi suất, bảo lãnh cho các DN vay thương mại, mua trả chậm của các nhà cung cấp nước ngoài; tạo điều kiện cho các DN tư nhân tiếp cận với các nguồn vốn….
- Thu hút nhà đầu tư vào ngành công nghiệp dệt để cung ứng cho ngành may mặc. Điều quan trọng nhất trong số những điều này, có lẽ là chính sách công nghiệp để thu hút đầu tư sản xuất nguyên liệu dệt, tốt nhất là tại các khu công nghiệp tập trung với các dịch vụ môi trường có liên quan và các nguồn cung cấp năng lượng. Để Việt Nam được hưởng mức thuế suất TPP cho hàng may mặc mà Việt Nam xuất
khẩu, nguyên vật liệu phải có nguồn gốc từ quốc gia TPP, hoặc ít nhất nguyên vật liệu phải được kéo thành sợi, dệt hoặc nhuộm ở quốc gia đó. Điều này có nghĩa là không nhất thiết phải trồng cây bông hoặc nuôi cừu tại quốc gia TPP để được hưởng mức thuế suất TPP cho quần áo bằng bông và len. Tuy nhiên, bông hoặc len cần phải đã được kéo thành sợi, dệt hoặc nhuộm tại Việt Nam
- Hỗ trợ các DNDM áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất dệt may: tập trung cho công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu, công nghệ đóng gói; tăng cường liên kết với các tổ chức của các nước nhằm thu hút công nghệ mới.
- Hỗ trợ các DNDM về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao: cử cán bộ, lao động đi học ở nước ngoài hoặc mời các chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy, đầu tư cho các trường Đại học có ngành dệt may để đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, các trường dạy nghề….hoặc, Nhà nước hỗ trợ cho các DN với hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo theo dự án
- Hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp thương mại: Với xu hướng ngày càng gia tăng việc các nước sử dụng RCKT trong TMQT như hiện nay, những tranh chấp liên quan đến RCKT là điều không tránh khỏi. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Nhà nước phải khẳng định được vai trò của mình trong việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của các DN thông qua:
+ Có tiếng nói chính thức bảo vệ DN trong nước trên trường quốc tế trong trường hợp phía đối tác tuyên truyền bất lợi, hoặc gây áp lực chính trị,…
+ Tư vấn, hỗ trợ cho các DN về mặt chuyên môn pháp lý.
+ Thông qua các kênh quan hệ chính thức để thương lượng trước khi xúc tiến các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo. Ví dụ, thông qua việc gặp gỡ giữa hai chính phủ hoặc hai cơ quan chuyên trách, hoặc tổ chức giải quyết tranh chấp cho các DN liên quan theo cơ chế trọng tài TMQT.
+ Cung cấp tài chính để DN theo đuổi các vụ kiện nếu cần, nhằm giữ uy tín của DN cũng như uy tín của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc hỗ trợ DN trong lĩnh vực này đòi hỏi nhà nước phải một chiến lược dài hạn về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn pháp lý và thương mại chuyên sâu, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan tới TMQT, luật pháp TMQT.
(iv) Nâng cao năng lực đàm phán và ký kết, tham gia các hiệp định song phương, khu vực và đa phương về RCKT trong thương mại.
Trong tình hình hiện nay, các quốc gia phát triển đang lợi dụng trình độ KHCN vượt trội hơn để đặt ra ngày càng nhiều các RCKT nhằm hạn chế nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là từ các nước đang và kém phát triển. Do đó, Chính phủ của các quốc gia đang và kém phát triển cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Một trong những biện pháp hữu hiệu là tham gia vào các diễn đàn quốc tế về vấn đề này. Khi tham gia vào các Hiệp định quốc tế song phương cũng như đa phương về RCKT, thì các nước sẽ có được sự bảo vệ cũng như giúp đỡ cần thiết từ các bên liên quan nhờ đó sẽ có được sự công bằng khi tham gia vào TMQT. Ví dụ như trong Hiệp định TBT của WTO có điều khoản 11 về trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác quy định các thành viên khi được yêu cầu phải tư vấn, trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác là các nước đang phát triển trong việc soạn thảo các quy định kỹ thuật, thành lập cơ quan tiêu chuẩn hoá hay tham gia vào các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tế…Các nước đang phát triển khi tham gia Hiệp định này còn được hưởng sự đối xử đặc biệt ưu đãi hơn các thành viên phát triển khác như thành viên đang phát triển được phép “chấp nhận một số các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc các thủ tục đánh giá sự phù hợp nhằm duy trì công nghệ, sản xuất trong nước phù hợp với nhu cầu phát triển của mình” tuỳ theo những điều kiện kinh tế - xã hội, công nghệ của mình dù các tiêu chuẩn đó chưa phù hợp với tiêu chuẩn hay quy định quốc tế. Ngoài ra, trong những tổ chức quốc tế về RCKT, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng sẽ được thống nhất, công khai và áp dụng chung cho các thành viên. Vì vậy, các tiêu chuẩn, quy định sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch nhờ đó mà các nhà XK sẽ hiểu được các quy định và sẽ có biện pháp khắc phục tránh tình trạng các tiêu chuẩn kỹ thuật không rõ ràng, phức tạp gây khó khăn cho các nhà XK.
Với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như khoa học - công nghệ còn thấp so với thế giới, Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các RCKT. Nhiều tiêu chuẩn mà nước ta áp dụng chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và chưa được các nước công nhận nên
hàng XK của nước ta chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu yêu cầu. Để giúp hàng hoá của ta có thể vượt qua được các RCKT, thâm nhập vào