Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 69 - 72)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

DM là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm DM của Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành một trong số mặt hàng XK chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những thành công của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).

Về cơ cấu XK: hàng DM của Việt Nam XK chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài và nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu. Năm 2013, tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch XK hàng DM của cả nước; trong đó, xuất gia công chiếm 75, 3%, xuất sản xuất XK chiếm 21, 2%.

Về kim ngạch XK: Trong giai đoạn 2001 - 2012, dệt may là ngành sản xuất có giá trị xuất khẩu cao chỉ đứng sau ngành dầu khí. Xuất khẩu dệt may liên tục được mở rộng và là ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất nhưng chủ yếu

tăng trưởng về lượng. Tính bình quân cả giai đoạn, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hàng năm tăng khoảng 20%.

Về thị trường xuất khẩu: Hàng dệt may XK của Việt Nam hiện nay đã có mặt ở 54 thị trường trên thế giới và hiện Việt Nam đứng trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu lớn thứ 2 tại thị trường Hoa kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị trường EU.

Trong các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì Hoa Kỳ luôn dẫn đầu với kim ngạch đạt 8,550 tỷ USD, chiếm 42,71 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2013. Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may cũng dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

EU với 28 nước thành viên hơn 500 triệu người tiêu dùng là một thị trường tiêu thụ khổng lồ đối với mặt hàng dệt may thế giới, cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, lượng và kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất sang khối này còn rất nhỏ bé so với tiềm năng của thị trường, dẫu rằng kim ngạch xuất khẩu cũng đã tăng. Thị trường EU luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã được đổi mới liên tục, mặt khác yêu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội đối với hàng dệt may của EU cũng rất khắt khe. Vì vậy, điều quan trọng hiện nay để thâm nhập vào thị trường EU là phải nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, đáp ứng tốt các rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra nhằm cạnh tranh với các nước khác để tăng XK sang thị trường này.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trường Mỹ và EU, nhưng lại là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng rất mạnh thời gian từ 2007 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ mức 700 triệu USD năm 2007 lên mức 2.410 triệu USD năm 2013. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật Bản. Đây là một trong những thuận lợi lớn cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh không chỉ về kim ngạch, mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh cả về khối lượng. Tuy

nhiên, hàng dệt may của Việt Nam đang phải đương đầu với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt của hàng dệt may Trung Quốc và của các nước ASEAN khác.

Với nhiều nỗ lực trong việc đổi mới qui trình công nghệ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu, hàng dệt may cũng đang dần chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản và tạo được ấn tượng tốt về chất lượng và giá cả cũng như tính thời trang của sản phẩm đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Việt Nam chủ trương đánh giá cao thị trường này và coi đó là một bạn hàng mang tính chiến lược lâu dài.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 phân theo khu vực thị trường nhập khẩu

Đơn vị: Triệu USD

Thị trường 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hoa Kỳ 4.400 5.100 4.995 6.118 6.872 7.428 8.550 EU 1.500 1.700 1.603 1.883 2.506 2.356 2.890 Nhật Bản 700 820 954 1.154 1.684 1.958 2.410 Khác 1.180 1.510 1.532 2.055 4.669 5.276 6.170 Tổng cộng 7.780 9.130 9.084 11.210 15.731 17.018 20.020

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng DM VN trong giai đoạn 2007-2013

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)