Các rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 86 - 91)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

2.2.1.3. Các rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK sang thị trường Nhật Bản

hóa đã bị “biến tính căn bản” tại thị trường nước XK cũng được chấp nhận như nguồn gốc xuất xứ tại nước này. Hàng hóa được coi là “biến tính căn bản” khi nó đã qua một quá trình sản xuất và được thay đổi một cách cơ bản về tên gọi, tính chất hay nguyên liệu sử dụng. Đây là loại rào cản mới, vì vậy các DN Việt Nam nếu nắm được những qui định này, chắc chắn họ sẽ có cơ hội để vượt qua RCTM này để vừa XK hàng hóa của mình vào được thị trường này, vừa tận dụng được những ưu đãi mà phía EU đã đưa ra.

2.2.1.3. Các rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK sang thị trường Nhật Bản Bản

(i) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng: rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận ở nước XK, nhưng lại không đạt các yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật. Tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và Hoa Kỳ đều chú trọng vào hình thức bên ngoài, mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân, nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tì vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.

Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” (JIS - Japanese Industrial Standard) dựa trên “Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949. JIS góp phần rất lớn trong việc mở rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Dấu chứng nhận JIS chỉ được phép áp dụng với các sản phẩm thoả mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS. Theo điều 26 của Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với các sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. Sau khi Nhật tham gia ký kết Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại của GATT, Nhật đã sửa đổi Luật này cho phép các

nhà sản xuất nước ngoài cũng được cấp phép đóng dấu JIS. Tuy nhiên, Nhật là một nước có nền công nghệ rất phát triển vì vậy các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng hoá thường rất cao. Vì thế, để được cấp giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS không phải là một điều dễ dàng, đặc biệt là đối với hàng hoá của các nước đang và kém phát triển.

Do đó, khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất. Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hoá mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp giấy phép sẽ bị phạt tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500.000 Yên.

Ngoài tiêu chuẩn JIS còn có nhiều loại dấu chất lượng khác được sử dụng ở Nhật, như dấu Q, S, SG, Len, S.I.F. Ý nghĩa của các dấu chứng nhận này liên quan đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.

Bảng 2.2: Ý nghĩa phạm vi áp dụng của dấu chứng nhận quản lý chất lượng ở Nhật Bản

Ý nghĩa Phạm vi ứng dụng

Dấu Q: Chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm

Dùng cho các loại sản phẩm dệt bao gồm: quần áo trẻ em và các loại quần áo khác, khăn trải giường. Dấu S: độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho trẻ

em, đồ dùng gia đình, dụng cụ thể thao

Dấu Len Dùng cho sơi len nguyên chất, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, hàng dệt kim có trên 99% len mới. Dấu S.I.F: Các ngành hàng

may mặc có chất lượng tốt

Hàng may mặc như quần áo nam nữ, ô, áo khoác, ba lô và các sản phẩm phục vụ cho thể thao

Nguồn: Viện Dệt may

(ii) Quy định về an toàn cho người sử dụng

Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm soát bởi Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y-dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức

khỏe của dân tộc. Luật yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lượng các chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Bộ Phúc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như sau: Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric.

(iii) Quy định về môi trường.

- Tiêu chuẩn môi trường: Giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản rất coi trọng vấn đề môi trường. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể các các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, các sản phẩm này được dóng dấu “Ecomark”. Để được đóng dấu này, sản phẩm phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường (hoặc gây ô nhiễm không đáng kể)

2. Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường

3. Chất thải sau khi sử dụng sản phẩm đó không gây hại cho môi trường (hoặc gây hại rất ít)

4. Sản phẩm có đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo bất cứ cách thức nào khác.

(iv) Quy định về trách nhiệm xã hội

Cũng như các nước Mỹ và EU, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội là một yêu cầu hết sức quan trọng của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Những sản phẩm được sản xuất ra bởi các hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, vi phạm nhân quyền đều bị cấm ở Nhật Bản. Thông thường, khi tìm hiểu đối tác, các nhà nhập khẩu Nhật Bản

thường rất quan tâm đến yếu tố này. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng đánh giá cao các nhà sản xuất có được chứng nhận về tiêu chuẩn lao động SA 8000.

(v) Các quy định liên quan nhãn hàng DM.

Đạo luật chống lại phần thưởng không thể biện minh được và giới thiệu lừa dối (được kiểm soát bằng Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản, Phòng Thương mại liên quan tới người tiêu dùng, Vụ Tập quán Thương mại) có mục tiêu ngăn ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc bằng giới thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hóa. Đạo luật quy định các thực hành ghi nhãn chính xác cho hàng nhập khẩu để đảm bảo người tiêu dùng không nhận được thông tin lừa dối về xuất xứ thực. “Nước xuất xứ” nghĩa là nước tại đó thực hiện các hành động gây ra sự biến đổi quan trọng về bản chất của sản phẩm. Chú ý rằng nhãn chứng thực nước xuất xứ phải được may vào quần áo. Ngoài ra, luật Nhãn hàng Gia dụng 1962 của Nhật quy định rằng hàng dệt bán trên đất Nhật phải có nhãn hàng. Trên sản phẩm nhập khẩu, bắt buộc ghi tên nhà nhập khẩu, nhà phân phối.

(vi) Quy định về xuất xứ hàng hóa:

Nhật Bản áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi không có đi có lại theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập - GSP và ưu đãi có đi có lại theo các FTA/EPA khác nhau. Để được hưởng thuế quan ưu đãi phải có giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan có thẩm quyền nước XK cấp để chứng tỏ rằng sản phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn “chế biến toàn bộ”- "wholly obtained" hay “chế biến lớn” - "substantially transformed" (ví dụ như thay đổi phân loại hàng hóa theo mã HS 4 chữ số hoặc đạt 40% giá trị gia tăng) tại nước XK. Đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn “chế biến toàn bộ”, những tiêu chuẩn cụ thể dựa trên quy tắc thay đổi phân loại HS, quy tắc hàm lượng chế biến hoặc quy tắc giá trị gia tăng sẽ được áp dụng cho từng sản phẩm. Quy tắc xuất xứ trong các EPA và GSP áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể cho nhiều loại sản phẩm.

Quy tắc xuất xứ tối huệ quốc - MFN của Nhật Bản được sử dụng để áp dụng mức thuế MFN (đối lập với mức thuế thông thường) được quy định cụ thể trong

điều 4-2 của Sắc lệnh của Nội các Nhật về thi hành Luật Hải quan và điều 1-5 và 1- 6 của Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Hải quan. Quy tắc xuất xứ MFN được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước được hưởng quy chế MFN. Theo đó, nước xuất xứ là nước mà hàng hóa được sản xuất toàn bộ hay được chế biến lớn (thay đổi phân loại hàng hóa theo mã HS 4 chữ số)

Hàng DM của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chương trình GSP. Đối với hàng may, xuất xứ là nơi công đoạn may được thực hiện, hàng dệt kim là nơi thực hiện công đoạn dệt. Hàng hoá muốn được miễn thuế theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) thì phải được chế biến tại Việt nam theo những tiêu chuẩn cụ thể dựa trên quy tắc thay đổi phân loại HS, quy tắc hàm lượng chế biến hoặc quy tắc giá trị gia tăng sẽ được áp dụng cho từng sản phẩm.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của một số nước đối với hàng dệt may nhập khẩu, cho phép rút ra một số kết luận rằng: Trên cơ sở các quy định chung của quốc tế, đặc biệt là của WTO về rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may, mỗi quốc gia có thể đưa ra thêm những quy định của mình, thậm chí cao hơn, khắt khe hơn tiêu chuẩn do WTO đưa ra. Điều đó đòi hỏi các quốc gia xuất khẩu cần:

Một là, đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý, cần phải nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu về các rào cản phi thuế quan nói chung và RCKT nói riêng đối với hàng DM, từ đó có cảnh bảo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các DNXK của mình để có những biện pháp phản ứng và ứng phó hiệu quả.

Hai là, các doanh nghiệp phải chủ động và chú trọng nghiên cứu, nắm bắt chính xác và kịp thời rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu. Trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các doanh nghiệp dệt may phải có các biện pháp điều chỉnh phù hợp theo hướng tuân thủ chấp hành các quy định về tiêu chuẩn do các nhà nhập khẩu yêu cầu, đồng thời các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực đàm phán, mặc cả để loại bỏ các rào cản phi lý, không có căn cứ khoa học. Trên

thực tế, các rào cản kỹ thuật này chỉ nhằm vào bảo hộ thị trường, vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)