2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ
3.1.1. Xu hướng phát triển của rào cản kỹ thuật trên thế giới
Thứ nhất, RCKT trên thế giới sẽ phát triển nhanh về số lượng trong thời gian tới, tiếp tục xu hướng tăng nhanh về lượng của thời gian gần 2 thập kỷ qua. Theo Báo cáo “Tổng kết 18 năm thực hiện và hoạt động của Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật thương mại” của Ủy ban TBT năm 2013 (G/TBT/33), từ khi Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO có hiệu lực ngày 1/1/1995 đến hết năm 2012, đã có 15736 thông báo, 2684 phụ lục và 485 hiệu đính về biện pháp kỹ thuật của 116 thành viên gửi lên Ủy ban TBT của WTO. Riêng trong năm 2012 các thành viên của WTO đã thông báo lên Ủy ban TBT của WTO 1550 quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp mới hoặc chỉnh sửa, cùng với 575 bản Phụ lục và 45 bản Hiệu đính những thông báo trước. Số lượng thông báo này là nhiều nhất kể từ khi WTO ra đời, nhiều hơn cả đỉnh cao năm 2009 năm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Trong số 1550 thông báo mà Ủy ban TBT nhận được năm 2012, có tới 1367 thông báo về quy định kỹ thuật, 30 thông báo về quy định kỹ thuật khẩn cấp, 162 thông báo về thủ tục đánh giá sự phù hợp và 2 thông báo về thủ tục đánh giá sự phù hợp khẩn cấp,... Xét về các mục tiêu thứ nhất, thứ hai và thứ ba của các thông báo năm 2012, có tới 1023 thông báo nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe con người, 253 thông báo nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, 238 thông báo nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng, 211 thông báo nhằm mục tiêu hạn chế lừa dối, bảo vệ người tiêu dùng, 81 thông báo nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và nhãn mác,...
Báo cáo của Ủy ban TBT năm 2013 cũng cho biết, từ năm 1995 đến năm 2012 có 360 vấn đề thương mại nổi cộm có liên quan tới TBT. Chỉ riêng năm 2012
đã có tới 94 vấn đề nổi cộm trong đó có 54 vấn đề cũ còn tồn tại và xuất hiện thêm 35 vấn đề mới, tăng 23,7% so với năm 2011 (76 vấn đề) và chiếm tới hơn ¼ số vấn đề nổi cộm của cả 18 năm thực hiện TBT (hình 3.1).
Hình 3.1. Những vấn đề thương mại nổi cộm liên quan tới TBT trong giai đoạn 1995-2012
Nguồn: Ủy ban TBT của WTO, Tổng kết 18 năm thực hiện và hoạt động của Hiệp định TBT, 2013
Báo cáo của Ủy ban TBT của WTO năm 2013 cũng chỉ ra rằng, trong số 94 vấn đề thương mại nổi cộm liên quan tới TBT năm 2012 thì những vấn đề được bàn thảo nhiều nhất là: 1. Cung cấp thêm thông tin, làm rõ biện pháp kỹ thuật (tần suất là 27); 2. Minh bạch (tần suất 21); 3.Tính hợp lý, hợp pháp (20); 4. Vấn đề khác như tính phức tạp, thiếu bằng chứng khoa học hay về SHTT) (16); 5. Tiêu chuẩn quốc tế (14); 6. Cản trở thương mại không cần thiết (13); 7. Có thời gian để thích ứng (11); 8. Phân biệt đối xử (8);...
So với cả quá trình 18 năm thực hiện TBT, thì năm 2012 có sự khác biệt về tần suất của vấn đề “cản trở thương mại không cần thiết”. Trong tổng số 360 vấn đề thương mại nổi cộm liên quan đến TBT trong thời gian 1995-2012, tần suất của vấn đề “cản trở thương mại không cần thiết” của biện pháp kỹ thuật là 213 lần chỉ đứng sau vấn đề “cung cấp thêm thông tin, làm rõ” với tần suất 256 lần, v.v
Báo cáo của Ủy ban TBT năm 2013 cho thấy có sự gia tăng mạnh mẽ số lượng thông báo về sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong TMQT, nhất là từ năm 2007 đến nay. Lần đầu tiên số lượng thông báo sử dụng các biện pháp kỹ thuật vượt con số 1000 là vảo năm 2007, số lượng thông báo tiếp tục gia tăng mạnh và đạt xấp xỉ 1500 năm 2009, sau đó số lượng thông báo giảm chút ít trong các năm 2010 và 2011 trước khi tăng lên mức kỷ lục 1550 thông báo vào năm 2012. Ngoài ra, trong vòng 18 năm, thông báo sử dụng các biện pháp kỹ thuật của ba thị trường lớn Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cũng vào hàng nhiều nhất, lần lượt là 971, 689 và 644. Số lượng thông báo của EU chỉ tính những biện pháp kỹ thuật chung cho toàn khối, ngoài ra các nước thuộc EU còn có những biện pháp kỹ thuật riêng.,...
Lý do sử dụng các biện pháp kỹ thuật của các quốc gia năm 2012 được thể hiện qua bảng tổng hợp 3.1
Bảng 3.1: Các thông báo lên Ủy ban TBT năm 2012 theo mục tiêu
Mục tiêu và lý giải của thông báo
Số lần mà các mục tiêu được nêu là mục tiêu thứ nhất, thứ
hai và thứ ba của các thông báo lên Ủy ban TBT năm 2012
Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng 1023
Bảo vệ môi trường 253
Yêu cầu chất lượng 238
Hạn chế lừa dối, bảo vệ người tiêu dùng 211 Thông tin cho người tiêu dùng và ghi nhãn 81
Hài hòa hóa 51
Giảm hoặc dỡ bỏ RCTM 39
Thông qua luật hoặc công nghệ mới trong nước 30 Bảo vệ sức khỏe và đời sống động thực vật 25
Thuận lợi hóa thương mại 24
Khác 9
Tiết kiệm chi phí tăng năng suất 5
Không cụ thể 4
Tổng cộng 1993
Thứ hai, mức độ của RCKT sẽ có xu hướng cao hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn. Các RCKT này sẽ ngày càng phát triển cùng với tiến bộ KHCN. Các RCKT được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật, đây là một tất yếu khách quan. Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ thì các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng sẽ nâng cao theo. Một nhân tố khác làm gia tăng mức độ của RCKT là mức sống của người tiêu dùng. Khi mức sống của người tiêu dùng được nâng cao, họ sẽ có yêu cầu cao hơn về sản phẩm, đặc biệt là độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe. Báo cáo thường niên của WTO năm 2012 chỉ rõ “phạm vi của các biện pháp phi thuế quan rất rộng, phức tạp, được thúc đẩy bởi nhiều động cơ chính sách và luôn thay đổi. Các mục tiêu chính sách công thúc đẩy các biện pháp phi thuế quan phát triển. Có rất nhiều động lực thúc đẩy sự thay đổi và phát triển các biện pháp phi thuế quan kể từ sự tăng cường phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa, sự nâng cao nhận thức xã hội, và sự gia tăng các vấn đề về sức khỏe, an toàn và chất lượng môi trường”.
Thứ ba, các RCKT sẽ được mở rộng từ sản phẩm cụ thể sang toàn bộ quá trình sản xuất. Nhằm gây cản trở thêm cho hàng hóa nhập khẩu, các quốc gia không chỉ kiểm soát tiêu chuẩn kỹ thuật của thành phẩm XK, mà còn xem xét cả quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Với sự ra đời của nhiều hệ thống quản lý sản phẩm, được các quốc gia áp dụng rộng rãi, việc chỉ kiểm tra các sản phẩm cụ thể khi nhập khẩu không thể đảm bảo thực hiện một số mục tiêu của RCKT như bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội. Chính vì vậy, yêu cầu kiểm soát cả quá trình sản xuất là tất yếu đối với các RCKT.