Một số quan điểm vượt RCKT của hàng DMXK của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 135 - 137)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

3.2.2. Một số quan điểm vượt RCKT của hàng DMXK của Việt Nam

Quan điểm phát triển xuất khẩu dệt may Việt Nam là đẩy mạnh sản xuất và XK trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thích ứng với quan điểm này, tác giả cho rằng:

Thứ nhất, vượt RCKT đối với hàng DMXK là nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển ngành DM đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và quy hoạch phát triển ngành DM đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, phát triển ngành DM trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về XK, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; Đảm bảo cho các DNDM phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy hoạch phát triển ngành DM của Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa kim ngạch XK của ngành DM đạt từ 36 tỷ đến 38 tỷ đô la Mỹ và nâng lên từ 64 đến 67 tỷ đô la Mỹ năm 2030, tương ứng nội địa hóa đạt 65% và 70%.

Thứ hai, vượt RCKT đối với hàng DMXK yêu cầu các nhà quản lý và cộng đồng DN Việt Nam phải nhận thức rõ xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật trong trong thương mại quốc tế nói chung và đối với hàng DMXK nói riêng là tất yếu khách quan để chủ động tìm những giải pháp vượt qua thách thức khó khăn, phát huy mặt tích cực của các RCKT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam.

Trong thế giới toàn cầu hóa sâu sắc và đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức như hiện nay, các RCKT với những ưu điểm nổi trội so với rào cản thuế quan truyền thống ngày càng có điều kiện để phát triển nở rộ. Xu hướng gia tăng các RCKT là một thực tế khách quan, đi liền với sự phát triển của kinh tế thế giới, của KHCN và mức sống ngày càng cao của người dân trên thế giới. Trên thực tế, các rào cản kỹ thuật ngày càng phức tạp và khắt khe hơn do yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước của các nước phát triển trước sức ép cạnh tranh của các dòng sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Do vậy, chủ động nhận dạng được các rào cản này và tìm mọi phương cách để vượt qua là con đường tất yếu và duy nhất đúng đối với các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực ngày càng lớn của cạnh tranh quốc tế trong xuất khẩu DM vào các thị trường lớn.

Thứ ba, việc thực hiện vượt RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam phải dựa trên cơ sở tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam trên cơ sở các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương.

Hiệp định TBT của WTO và các quy định về biện pháp kỹ thuật và công nhận sự phù hợp trong các hiệp định thương mại song phương và khu vực mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia như BTA với Hoa Kỳ, EPA với EU và Nhật Bản hay sắp tới sẽ là TPP, EVFTA,... sẽ là những căn cứ pháp lý để Việt Nam tuân thủ hay từ chối tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp của các nước Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến RCKT. Ngoài ra, trong các hiệp định này cũng bao gồm các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho các thành viên có đủ năng lực thực thi hiệp định. Đối với Việt Nam thì đây là sự hỗ trợ rất quan trọng để tăng cường năng lực vượt RCKT.

Thứ tư, xây dựng và tăng cường năng lực vượt rào cản kỹ thuật của Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố quyết định để tăng kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)