Thực tiễn áp dụng các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 98 - 100)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

2.3.1.Thực tiễn áp dụng các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt

hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Trước những rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu hàng dệt may, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã có những biện pháp ứng phó nhằm vượt qua các rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu. Để hiểu rõ hơn về thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát nhằm phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua và sự hỗ trợ của Nhà nước giúp DNDM vượt rào. Phiếu khảo sát được thiết kế với 13 câu hỏi, ở các mức độ đánh giá khác nhau (Phu lục 1). Sau khi khảo sát, tác giả gặp gỡ trực tiếp một số cán bộ quản lý của ngành dệt may như Hiệp hội dệt may, vụ xuất nhập khẩu - Bộ

Công thương, cán bộ nghiên cứu của Viện Dệt may để tìm hiểu sâu hơn những nhận định và ý kiến cá nhân của những người có trách nhiệm trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

Phiếu khảo sát được gửi đến cán bộ quản lý các DN qua hội nghị tổng kết ngành Dệt may Việt Nam vào 12/2013. Số phiếu gửi đi là 100, số phiếu thu về là 68 phiếu. Trong số đó có 45 phiếu đầy đủ thông tin đảm bảo đủ dữ liệu để phân tích. Danh sách các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát tập trung chủ yếu là các DN xuất khẩu hàng dệt may tại các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Huế, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên... với nhiều loại hình doanh nghiệp được trình bày ở bảng 2.4. Trong tổng số 45 doanh nghiệp được khảo sát thì số doanh nghiệp chiếm chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần (44,4%); loại hình doanh nghiệp nhà nước (26,7%), doanh nghiệp tư nhân (22,2%), chỉ có 6,7% là DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.3: Loại hình doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát

STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 DNNN 12 26,7

2 DNTN 10 22,2

3 DN có vốn ĐTNN 3 6,7

4 Loại hình DN khác 20 44,4

Tổng số 45 100

Nguồn: Tổng hợp hết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013

Kết quả khảo sát cho thấy: có tới 26 doanh nghiệp (chiếm 57,8% số DN được khảo sát) đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tiếp đến là EU (42,2%), Nhật Bản (26,7%), Hàn Quốc (20%). Một số doanh nghiệp thì lựa chọn các thị trường xuất khẩu chính khác là, Canada, Newzland, Thụy Sĩ, Ấn Độ...nhưng số DN này không nhiều.

Ý kiến của các DN được khảo sát và các chuyên gia kinh tế về những biện pháp đã áp dụng để vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu được tổng hợp và đánh giá sau đây.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 98 - 100)