Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 72 - 74)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian

thời gian qua.

Trong những năm qua, ngành DM Việt Nam đã trải qua không ít khó khăn trở ngại, song ngành vẫn vượt qua và phấn đấu để đạt được những kết quả và thành tựu lớn. Ngoài việc giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động xã hội, ngành DM cũng đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Kim ngạch XK DM không ngừng tăng qua các năm, đưa DM trở thành một trong hai nhóm mặt hàng XK chủ lực có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam những năm qua, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước để trang trải yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ và nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động và cải thiện thu nhập cho gia đình họ, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tăng nguồn kinh phí cho bảo vệ môi trường.

Những thành tựu xuất khẩu dệt may trong thời gian vừa qua có một phần nguyên nhân từ việc Việt Nam chủ động tự do hóa thương mại thông qua quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mà điểm quan trọng nhất là gia nhập WTO. Nhờ quá trình này, các doanh nghiệp dệt may đã có tiếp cận tốt hơn đối với các thị trường xuất khẩu, và được bảo vệ tốt hơn theo các quy định của WTO cũng như của các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng một phần nhờ các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, cũng như nỗ lực của Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Chính phủ đã có Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến 2020, trong khi đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Đồng thời, các DNDMVN cũng chủ động tìm hiểu về thông tin, các quy định từ phía khách hàng từ đó sản xuất sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của đối tác.

Ngành dệt may Việt Nam có một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá cao. Các sản phẩm đã có chất

lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.

Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện xu hướng tăng trong thời gian qua.

Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.

Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa t- ương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời

điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.

Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.

Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và mở ra những thị trường mới với các quan hệ hợp tác mới. [31]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)