Đối với các doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 150 - 152)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

3.3.1.3. Đối với các doanh nghiệp dệt may

(i) Chủ động áp dụng, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: DN chủ động đầu tư cải thiện sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ, yêu cầu sản xuất theo chu trình khép kín, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước. Các DN cần khẩn trương xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt là phải thích nghi được với những tiêu chuẩn của thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản: Các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001:2000; ISO 14001 : 2000; SA 8000, … Đây chính là chìa khóa để các DN có thể thành công trên những thị trường lớn này.

(ii) Đa dạng hóa và phát triển thị trường mới, lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với năng lực hiện có của DN để vượt qua RCKT,

Một lý do mà hàng dệt may Việt Nam phải đương đầu với rào cản kỹ thuật là các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Mỹ và EU. Việc tập trung thái quá vào các thị trường này khơi dậy sự không hài lòng của các doanh nghiệp liên quan ở các quốc gia nhập khẩu và xích mích thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, thậm chí làm cho các quốc gia nhập khẩu quy định các tiêu chuẫn kỹ thuật cao hơn để giới hạn các sản phẩm nhập khẩu. Nhằm tránh xích mích thương mại không cần thiết, các doanh nghiệp Việt Nam nên nỗ lực đa dạng hóa và phát triển các thị trường mới ngoài các thị trường chính, giúp tránh xích mích thương mại không cần thiết và phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia khác để tìm kiếm không gian phát triển mới cho các hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may.

Lựa chọn thị trường xuất khẩu là quá trình đánh giá các cơ hội thị trường để chọn ra các thị trường có triển vọng nhất, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của DN. Để lựa chọn thị trường xuất khẩu, DN phải xây dựng chiến lược xuất khẩu trên cơ sở giải quyết mối tương quan giữa năng lực, thế mạnh của DN và các thị trường có thể xâm nhập. Khi lựa chọn chiến lược thị trường xuất khẩu, DN phải căn cứ vào

các nhân tố như: các nhân tố thuộc về DN; các nhân tố về sản phẩm và các nhân tố về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, các quy định với sản phẩm nhập khẩu....).

(iii) Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các DN, các thành phần kinh tế nhằm phát huy ưu thế của toàn ngành DM

Tăng cường và nâng cao khả năng liên kết, hợp tác và hiệu quả liên kết hợp tác giữa các DNDM trong nước, giữa các DNDM trong nước với DNDM nước ngoài tại Việt Nam hoặc các đối tác nhập khẩu hàng DM để tăng khả năng đáp ứng và vượt RCKT để đẩy mạnh XK hàng DM Việt Nam. Sự liên kết giữa các DNDM nhằm thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, tận dụng lợi thế quy mô là một điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu này. Cần có một sự kết hợp uyển chuyển giữa mô hình sản xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại với sự năng động, linh hoạt của các DN nhỏ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và giảm chi phí sản xuất, thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường về mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ. Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm như nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng, chia sẻ chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường cần được quán triệt nhằm đảm bảo thực hiện tiết kiệm chi phí cho các DNDM [32]. Mở rộng trong cung cấp nguyên liệu, trong khâu sản xuất, tiêu thụ giữa các đơn vị để khai thác tối đa công suất của các thiết bị hiện đại, thiết bị chuyên dùng. Bên cạnh đó, để đáp ứng được các đơn hàng có khối lượng lớn của nước ngoài, cần thiết phải mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Từ thực tế cho thấy, trước các vụ tranh chấp thương mại, nếu có yếu tố nước ngoài cùng đứng về phía Việt Nam thì các phán quyết cuối cùng bao giờ cũng có lợi cho Việt Nam [75].

(iv) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh XK bền vững của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và xu hướng gia tăng sử dụng RCKT của các thị trường phát triển, các DNXK hàng DM của Việt Nam muốn nâng cao được sức cạnh tranh, đẩy mạnh XK sang các thị trường này thì tất yếu phải xây dựng và thực thi một chiến lược kinh doanh XK hiệu quả và bền vững.

Chiến lược kinh doanh XK bền vững của DN phải đặt mục tiêu phát triển XK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu quả XK dựa trên đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến, áp dụng tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội quốc tế trong quá trình sản xuất, XK. Một chiến lược XK bền vững như vậy cũng sẽ thu hút sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại trong và ngoài nước cho DN thực hiện thành công.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)