Các nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 57 - 59)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

1.2.3.2. Các nhân tố trong nước

(i) Trình độ phát triển và trình độ KHCN của quốc gia

Trình độ phát triển và trình độ KHCN của quốc gia là yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng vượt RCKT. Sở dĩ như vậy là vì RCKT là những quy định, biện pháp về mặt kỹ thuật, nếu một nước không đủ trình độ và kỹ năng về KHCN thì rất khó trong việc đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật của nước nhập khẩu. Trình độ KHCN còn thấp kém của các nước đang và kém phát triển đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vượt RCKT của hàng DMXK các nước này. Vì vậy, một trong những nỗ lực để vượt RCKT đối với hàng DMXK là Việt Nam phải cố gắng nâng cao trình độ KHCN của quốc gia, của DN

(ii) Năng lực quản lý của Nhà nước: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng vượt RCKT của quốc gia. Năng lực quản lý của Nhà nước trong vượt RCKT đối với hàng DMXK được phản ánh qua:

- Khung khổ luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với vượt RCKT, từ việc thực hiện tự do hóa thương mại; hội nhập quốc tế song phương, khu vực, đa phương đến việc ban hành và thực thi các biện pháp chính sách hỗ trợ DN vượt RCKT. Tham gia các hiệp định tự do thương mại, các công ước, điều ước quốc tế về môi trường, lao đông,… đã mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng XK và tạo cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn, đối phó với các RCKT phi lý của nước nhập khẩu.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích DN vượt RCKT, đẩy mạnh XK

- Tạo dựng môi trường kinh doanh thân thiện thị trường và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng về cơ hội cho mọi chủ thể kinh doanh

- Điều phối, hợp tác chính sách liên chính phủ về RCKT

Năng lực QLNN cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực thể chế và chuyên môn của bộ máy quản lý các cấp, từ cán bộ quản lý, đến cơ chế tổ chức vận hành bộ máy quản lý và trình độ trang thiết bị kỹ thuật, thông tin của quản lý,...

(iii) Năng lực của doanh nghiệp

Năng lực của DN là yếu tố quyết định tới khả năng vượt RCKT đối với hàng DMXK. Các yếu tố cơ bản tạo ra năng lực của DN gồm [32]:

- Năng lực nghiên cứu và phát triển: khả năng phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình công nghệ…

- Công nghệ sản xuất: máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, mức độ tự động hóa…

- Nguồn nhân lực: Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất, công nhân, phục vụ… - Cơ sở hạ tầng: Mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, giao thông nội bộ, điện nước, hệ thống xử lý chất thải…

- Tài chính: Nguồn vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn… Tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất cũng như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm mà vai trò và tác động của các yếu tố này có thể khác nhau. Đ ối với các DNDM, khi tập trung phát triển thương hiệu/ mẫu mã mới, thì năng lực nghiên cứu phát triển có ý nghĩa quyết định. Các yếu tố này tác động tương hỗ với nhau và tạo thành nền tảng cơ bản của DN.

(iv) Liên kết Nhà nước - doanh nghiệp – hiệp hội, liên kết và hợp tác quốc tế.

Nhà nướctạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho các DN vượt RCKT. Các mối liên kết khác là chất xúc tác thúc đẩy hoạt động của các DN. Các hiệp hội sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các DN khi phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật. Sự liên kết giữa các DN trong hiệp hội cùng với các cơ quan chức năng của nhà nước, các nhà phân phối, các tổ chức xã hội dân sự nước ngoài, v.v sẽ làm tăng trọng lượng của các ý kiến, đề nghị đối với chính quyền nước nhập khẩu. Sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các nguồn lực khác cũng sẽ tạo cho DN giảm thiểu những khó khăn của họ. [32]

nhóm nhân tố thuộc về quốc gia XK (nhân tố trong nước) giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển bền vững và hiệu quả của xuất khẩu hàng DM. Và trong số các nhân tố trong nước này thì trước hết nhân tố thuộc về tư duy nhận thức của Nhà nước, DN và người dân đối với sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữ vai trò quan trọng nhất, có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc đáp ứng RCKT.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)