2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ
1.3.2.2. Bài học không nên vận dụng
Bên cạnh những bài học thành công có thể vận dụng, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học cần tránh để không gặp rủi ro, tổn thất.
- Thứ nhất, Việt Nam không nên áp dụng biện pháp trả đũa các nước nhập khẩu. Việt Nam chưa đủ lớn, đủ mạnh như Trung Quốc để có những biện pháp trả đũa các biện pháp của các nước nhập khẩu. Và nếu bị trừng phạt như Trung Quốc, nền CNSX hàng DMXK của Việt Nam rõ ràng bị đe dọa và chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi [32]. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy trong quá trình thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia phát triển trên thế giới, cần phải chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và điều tiết XK.
- Thứ hai, Việt Nam không nên áp dụng chính sách phát triển quá n h a n h đối với hàng DM vì có thể dẫn đến việc đứng trước nguy cơ đánh mất thị phần. Bài học từ Trung Quốc cho thấy, các DNDM ở các nước đã phải lên tiếng kêu gọi chính phủ của họ tìm các biện pháp giúp đỡ và Trung Quốc đã bị tái áp hạn ngạch tại thị trường EU, Hoa Kỳ.
Tóm lại, rào cản kỹ thuật thương mại ngày nay không chỉ là vấn đề của mỗi
quốc gia nói riêng mà mang tính toàn cầu. Chương 1 của luận án đã nghiên cứu, làm rõ, hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về rào cản kỹ thuật và vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế đối với hàng dệt may xuất khẩu. Cụ thể, tác giả đã đưa ra và luận giải khái niệm về rào cản kỹ thuật, vượt rào cản kỹ thuật, đồng thời thể hiện rõ quan điểm của mình trong phân loại rào cản kỹ thuật, các loại rào cản kỹ thuật chính đối với hàng dệt may xuất khẩu. Luận án cũng phân tích luận giải về phương thức vượt RCKT và hình thành khung phân tích về vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu.
Ngoài ra, nội dung chương 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan cả trên bình diện nhà nước và doanh nghiệp, tập trung vào các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước và các nỗ lực vượt RCKT của bản thân DN, rút ra những bài học có thể áp dụng và không nên áp dụng vào Việt Nam.
Các nội dung trong chương 1 trên được sử dụng làm căn cứ xuyên suốt trong toàn bộ luận án, từ việc đánh giá thực trạng, xác định các quan điểm, định hướng đến việc đưa ra các giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng DMXK.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ
VƯỢT RÀO CẢN