2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ
2.2.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, RCKT tạo động lực thúc đẩy đầu tư chiều sâu, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng DMXK của Việt Nam. Về nguyên tắc, khi các thị trường nhập khẩu Hoa kỳ, EU, Nhật Bản,v.v. áp dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các quy trình đánh giá sự phù hợp cao và ngặt nghèo đối với hàng DM nhập khẩu thì bắt buộc hàng XK của Việt Nam phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn đó mới có thể XK sang các thị trường này. Vì vậy, cà Nhà nước và DN, trong nỗ lực đẩy mạnh XK, phải đổi mới sản xuất, tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu qua đó mà XK thành công. Vì vậy, bên cạnh những tác động tiêu cực mà NCS sẽ phân tích sau, có thể nói, RCKT đã tạo động lực cho hàng DMXK của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh XK, nâng cao chất lượng, hình ảnh và uy tín của mình để không những có thể đẩy mạnh XK sang các thị trường trên mà còn có thể mở rộng XK ra các thị trường khác trên thế giới. Trên thực tế, XK hàng DM của Việt Nam đã tăng rất mạnh và đều đặn thời gian qua để trở thành một trong hai mặt hàng XK chủ lực lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt XK sang Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều tăng rất mạnh và củng cố được thị phần ở những thị trường này như đã phân tích ở mục 2.1. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh tăng của hàng DMXK của Việt Nam nhờ những nỗ lực của Nhà nước và DN để vượt qua được hệ thống RCKT khắt khe của các thị trường nhập khẩu lớn này.
Thứ hai, các RCKT của các nước nhập khẩu chính cũng tác động tích cực tới
hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam. Hàng DMXK của Việt Nam, trong những nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, không những đã quan tâm tìm hiểu về những tiêu chuẩn môi trường của các nước, qua đó mà nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi
trường mà còn phải có biện pháp hiệu quả để thực hiện và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn môi trường đó. Trên thực tế, các DNDMXK của Việt Nam đã ngày càng quan tâm tới các quy định và tiêu chuẩn môi trường. Hiện nay, đã có nhiều DNDM có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý liên quan đến môi trường như: Áp dụng một số công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; Sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu tại nguồn khác nhau; Có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các KCN DM có trung tâm xử lý nước thải tập trung. Việt Nam có hơn 10 trung tâm kiểm tra các loại thuốc nhuộm bị cấm tại các cơ sở xuất khẩu sản phẩm may mặc, có hơn 20 tổ chức kiểm tra ở Việt Nam đã có trình độ xác thực để cấp báo cáo kiểm tra về thuốc nhuộm bị cấm. Hiện tại, có trên 200 doanh nghiệp nhận chứng chỉ xác thực về tiêu chuẩn Oeko-TexStandard l00. Điều này rất tốt cho cạnh tranh công bằng trên thị trường nội địa và để người tiêu dùng hàng đầu lựa chọn được các sản phẩm đạt yêu cầu. Đồng thời có ý nghĩa đối với Việt Nam khi mở rộng khối lượng xuất khẩu sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, đã có nhiều DN áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000 như dệt Phong Phú, Việt Thắng và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch như Công ty TanTech; Công ty ChanShin; Công ty Samwoo, Công ty Tong Hong,... nhằm nâng cao khả năng đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường ngày càng chặt chẽ của các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...
Thứ ba, RCKT của các nước nhập khẩu cũng góp phần bảo vệ người lao động tốt hơn. Khi các DNDM Việt Nam thực hiện chính sách để đáp ứng các quy định về trách nhiệm xã hội mà các nước nhập khẩu đưa ra, thì quyền lợi người lao động trong ngành DM cũng được bảo vệ, được hưởng những lợi ích chính đáng của mình. Môi trường đuợc cải thiện cộng thêm người lao động với sức khoẻ, khả năng làm việc tốt lại tác động ngược lại làm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh XK của DNDM Việt Nam. Theo kết quả khảo sát 500 DN (DNDM chiếm khoảng 20%) của Viện Nghiên cứu thương mại thực hiện năm 2013 về phát triển xuất nhập khẩu bền vững, các DN trong các nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh XK đã tích cực áp dụng
các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, trong đó tỷ lệ DN áp dụng các quy định đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc đạt cao nhất tới 64,5%, tiếp đến là các biện pháp thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp cho người lao động (61,7% số DN điều tra); cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc (42,3% số DN điều tra);áp dụng tiêu chuẩn lao động SA 8000 (28,4% số DN điều tra),… 64.5 61.7 42.3 28.4 22.6 8.9 0 10 20 30 40 50 60 70
Áp dụng các quy định đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc
Thực hiện chế độ bảo hiểm (y tế, xã hội, thất nghiệp)
Cải thiện điều kiện lao động Áp dụng tiêu chuẩn lao động SA 8000 (chế độ
người lao động, thời gian làm việc) Đảm bảo quyền tham gia bình đẳng cho người lao động trong các hiệp hội (Công đoàn, nghiệp Các biện pháp khác
CÁC BIỆN PHÁP
Tỷ lệ doanh nghiệp (% )
Hình 2.3. Các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người
lao động trong DN
Nguồn: Viện Nghiên cứu thương mại, Báo cáo khảo sát về xuất nhập khẩu bền vững, 2013.
Ghi chú: Một DN có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động.
Thứ tư, các DNDM Việt Nam đã hạn chế được tình trạng gian lận thương mại trong XK. Trên thực tế đã có sự gian lận thương mại bằng hình thức làm giả giấy tờ chứng nhận xuất xứ, nhãn hiệu, visa của Việt Nam. Có những thời điểm, tỷ lệ cấp Visa của Việt Nam đối với Cat. 342/642 mới chỉ đạt 88,98% nhưng theo thống kê của Hải quan Hoa Kỳ, tỷ lệ hàng nhập khẩu của Cat. này đã đạt 100%. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành DM Việt Nam trên thị trường thế giới[44].
Thứ năm, thúc đẩy thay đổi quan niệm. Từ quan điểm nhất định nào đó, xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam đương đầu với RCKT nước ngoài có thể khiến cho các nhà hoạt động và sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam thay đổi
quan niệm sai của họ: từ việc chỉ tập trung vào chất lượng bên ngoài của sản phẩm đến việc tập trung vào cả chất lượng bên trong của sản phẩm; từ việc chỉ nhấn mạnh chất lượng sản phẩm đến nhấn mạnh quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm; từ việc chỉ coi lợi nhuận kinh tế là ưu tiên hàng đầu đến nhấn mạnh lợi nhuận kinh tế và lợi ích người tiêu dùng.
Thứ sáu, nâng cao năng lực đàm phán, thương lượng và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Việc thường xuyên phải cọ sát, đương đầu với các vấn đề về RCKT ngày càng gia tăng của các thị trường nhập khẩu, ở khía cạnh tích cực, cũng giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam có nhiều trải nghiệm thực tế quý giá, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng ứng phó và vượt RCKT, v.v. Trên thực tế, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn như Việt Tiến, May 10, đã nhận thức và ý thức rất rõ về tầm quan trọng của vượt RCKT, đồng thời năng lực đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu đã được nâng cao rõ rệt, ngay cả các quy định rất khắt khẻ về ghi nhãn, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000, WRAP hay các tiêu chuẩn môi trường, v.v.[18]