Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 132 - 135)

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

3.2.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2020

Năm 2013, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn nhưng với nỗ lực vượt khó của các DN, hàng dệt may của Việt Nam vẫn đạt kim ngạch XK 20,020 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2012. Năm 2013, hàng DM của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ đạt 8,55 tỷ USD, tăng 15,1%; sang EU đạt 2,89 tỷ USD, tăng 23,7%; sang Nhật Bản đạt 2,41 tỷ USD, tăng 23% và sang Hàn Quốc đạt 1,64 tỷ USD, tăng 53,5% so với năm 2012.

Trong năm 2014, theo đà phục hồi tốt hơn của kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Hoa Kỳ và EU, đồng thời kinh tế Việt Nam dự báo cũng tăng trưởng nhanh hơn chút ít so với năm 2013 sẽ là điều kiện thuận lợi cho sản xuất, XK hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Kim ngach XK hàng dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng 12% năm 2014. Các thị trường XK chính của dệt may vẫn là Mỹ, Nhật Bản

và EU. Năm 2014, mục tiêu tăng XK vào châu Âu từ 5%-6%; vào thị trường Mỹ từ 12%-14%; vào thị trường Hàn Quốc khoảng 25%;

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đến nay cần có những điều chỉnh lớn cho phù hợp với tình hình thực tiễn và những xu hướng mới. Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và đang thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến 2030, theo đó, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa kim ngạch XK của ngành DM đạt từ 36 tỷ đến 38 tỷ đô la Mỹ và nâng lên từ 64 đến 67 tỷ đô la Mỹ năm 2030, tương ứng nội địa hóa đạt 65% và 70%.

Bảng 3.2: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10 2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200

- Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 4.500

- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

Nguồn: Bộ Công Thương, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng DMXK của Việt Nam bằng việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán tham gia vào Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc để đưa thuế xuất về 0%.

Nếu quá trình đàm phán tiến triển thuận lợi, các Hiệp định này được ký kết và có hiệu lực thi hành sẽ mang đến động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành DM Việt Nam, góp phần đưa DM Việt Nam vươn lên tầm cao hơn trong tương lai gần.

Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0% theo TPP, hàng DM Việt Nam phải chấp nhận áp dụng nhiều qui định khắt khe về xuất xứ theo công thức “từ sợi trở đi” với việc các khâu đoạn từ kéo sợi-dệt-nhuộm-hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Chính điều này đã gây trở ngại cho dệt may Việt bởi phân khúc dệt-nhuộm-hoàn tất tại nước ta phát triển yếu, trở thành nút thắt cổ chai gây cản trở cho toàn ngành.

Hiện 70% hàng DMXK của Việt Nam được thực hiện theo phương thức CMT (cắt-ráp-hoàn thiện), với 88% NPL (chủ yếu là vải) phải nhập khẩu từ nước ngoài, mà phần lớn các nước này không nằm trong TPP. Bên cạnh đó, trang thiết bị, công nghệ không theo kịp các nước khác, gia công giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh đang bị các quốc gia mới nổi trong ngành dệt may lấn lướt.

Đồng thời, thách thức rất lớn với các DNDM trong nước là tiêu chuẩn về lao động và môi trường của TPP rất cao, nhất là trong khâu dệt-nhuộm. Nếu DNDM vi phạm những tiêu chuẩn này có thể bị truy thu thuế ngược lại với những lô hàng đã được miễn thuế hoặc bị khởi kiện và không được tiếp tục xuất sang các nước thành viên TPP nữa.

Hiệp đinh EVFTA cũng đang trong quá trình đàm phán thuận lợi và hàng DMXK của Việt Nam sang EU nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi 0%. Hiện nay hàng DM Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi theo chương trình GSP của EU, nhưng do những quy định về xuất xứ của EU rất khó nên hầu như các DNDM vẫn chưa tận dụng được ưu đãi này. Ngoài ra những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của EU vào hàng cao nhất thế giới, nhất là các yêu cầu về chất lượng, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, các quy định và tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội,... Chỉ có những nỗ lực để vượt qua các RCKT khắt khe cùng với tuân thủ các quy định về xuất xứ thì hàng DM Việt Nam

mới có thể đẩy mạnh XK hàng dệt may sang thị trường tiêu dùng hàng DM lớn nhất thế giới này.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã và đang tạo điều kiện cho hàng DM Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản dễ dàng hơn. Theo Hiệp định này, các mặt hàng XK của Việt Nam (trong đó có DM) sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh nhất. Nhờ đó, XK hàng dệt may vào Nhật Bản sẽ được hưởng ngay thuế suất 0% nếu đáp ứng được yêu cầu xuất xứ. Đây chính là sức hấp dẫn để nhà nhập khẩu quyết định chuyển sản xuất, tăng cường đơn hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ vậy, thị phần XK sang Nhật Bản sẽ tăng lên 20% năm 2014. Bên cạnh đó, DN đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị dệt kim để đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)