Cấu trúc tâm lí của hứng thú học tập

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Cấu trúc tâm lí của hứng thú học tập

Giống mọi hứng thú khác, hứng thú với đối tượng học tập của HS có ba yếu tố đặc trưng:

Yếu tố giá trị của đối tượng hay nhu cầu của chủ thể HS: Câu hỏi ở đây là đối

tượng học tập của HS là gì? Có thỏa mãn được nhu cầu học tập của các em khơng? Nếu đối tượng học tập có giá trị với HS thì tự nó trở thành động cơ lơi cuốn, hấp dẫn HS đến với nó. Đối tượng học tập, phương pháp dạy của thầy cơ càng hấp dẫn thì sức lơi cuốn càng mạnh. Nói cách khác, HS càng có hứng thú học tập mơn đó.

Yếu tố cảm xúc của chủ thể đối với đối tượng: Cảm xúc là sự rung cảm của chủ thể

khơng chỉ có giá trị thỏa mãn nhu cầu của HS, mà phải tạo ra được cảm xúc dương tính ở các em, từ đó làm xuất hiện sự say mê thích thú và tò mò ở các em.

Yếu tố nhận thức đối tượng: HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa và niềm vui của

hoạt động học tập và của đối tượng học tập cũng như sản phẩm học tập của mình. Yếu tố nhận thức trong cảm xúc này là cơ sở vững chắc để duy trì hứng thú.

Trong hứng thú học tập, ba yếu tố trên quan hệ chặt chẽ nhau và tùy vào các giai đoạn phát triển của HS mà mỗi yếu tố có thể mạnh lên, chiếm ưu thế. Chẳng hạn, đối với HS nhỏ tuổi, yếu tố cảm xúc với đối tượng học và đối với việc dạy của các thầy cơ đóng vai trò quan trọng; ở tuổi THCS hay THPT yếu tố nhận thức của xúc cảm hay yếu tố giá trị chiếm ưu thế (Nguyễn Đức Sơn, 2017)

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)