Đánh giá thực trạng về hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.7. Đánh giá thực trạng về hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung

học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.7.1. Ưu điểm

Học sinh THCS, giáo viên KNS tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết và vai trò, ý nghĩa của KNS đối với bản thân học sinh THCS;

Hầu hết học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh thích học Kỹ năng sống; Giáo viên Kỹ năng sống sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học trong giảng dạy Kỹ năng sống;

Nội dung dạy học bộ mơn Kỹ năng sống phù hợp với việc hình thành và phát triển các năng lực chung trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Nội dung giảng dạy lôi cuốn, hấp dẫn đối với người học;

Học sinh có sự mong chờ đối với giờ học Kỹ năng sống; Có cảm xúc tích cực trong giờ học Kỹ năng sống; Học sinh có biểu hiện tích cực trong giờ học Kỹ năng sống;

Đa số học sinh có hứng thú với mơn học Kỹ năng sống.

2.7.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì việc hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Mình cịn rất nhiều hạn chế, cụ thể:

Nhận thức: Mặc dù có đa số học sinh có nhận thức đúng đắn về sự cần và vai trò, ý nghĩa của bộ mơn Kỹ năng sống nhưng vẫn cịn một số bộ phận học sinh THCS chưa có nhận thức đúng đắn;

Nội dung dạy học: Vẫn còn một số bộ phận học sinh THCS đánh giá ở mức độ bình thường, thậm chí khơng hấp dẫn;

Phương pháp dạy học: Tuy được giáo viên KNS vận dụng đầy đủ nhưng chưa được linh hoạt, giáo viên KNS còn tập trung vào phương pháp dạy học truyền thống;

Hành vi học tập: Hành vi học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS có tần suất biểu hiện chưa ổn định, chưa hình thành hứng thú cá nhân.

2.7.3. Nguyên nhân hạn chế

Về nhận thức: Nhà trường, các đơn vị thực hiện và giáo viên KNS chưa thật sự

quan tâm đến bộ môn Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, cần có biện pháp phù hợp, kịp thời và thường xuyên để học sinh THCS có nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết và vai trò, ý nghĩa của bộ môn KNS đối với bản thân;

Về nội dung dạy học: Nội dung Kỹ năng sống còn nặng về lý thuyết, thiếu sự đầu

tư về cải tiến bài giảng theo kịp thực tiễn và nhu cầu của học sinh nên hiệu quả hứng thú học tập của học sinh THCS về môn học vẫn chưa như mong đợi;

Về phương pháp dạy học: Việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong

giảng dạy môn Kỹ năng sống chưa thực sự đạt hiệu quả cao, giáo viên cịn phụ thuộc vào phương pháp thuyết trình và ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực;

Về năng lực dạy học: Bên cạnh việc chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy, việc triển khai các hình thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng các hình thức dạy học;

Về phẩm chất giáo viên: Một số giáo viên KNS sống còn quá khắc nghiêm khắc,

chưa tạo được cảm giác thoải mái cho học sinh THCS trong giờ học Kỹ năng sống, ảnh hưởng đến bầu khơng khí tâm lí lớp học;

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học: Trang thiết bị, phương tiện dạy học chưa

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

Học sinh THCS và giáo viên KNS có nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của mơn học, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một bộ phận học sinh THCS chưa thấy được ý nghĩa của mơn học với bản thân; Có thái độ dương tính, hành vi tích cực đối với học tập Kỹ năng sống. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của cảm xúc, biểu hiện hành vi học tập của học sinh trung học cơ sở vẫn chưa thực sự ổn định, bền vững. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh khối 6 có mức độ hứng thú học tập KNS cao hơn học sinh khối 9. Tuy nhiên biên độ chênh lệch không đáng kể. Nguyên nhân xuất phát từ việc nội dung giảng dạy Kỹ năng sống chưa được cập nhật, đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu học sinh khối 9, và năng lực giảng dạy của giáo viên kỹ năng sống còn hạn chế thể hiện qua việc chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học trong tổ chức dạy học KNS.

Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh bị chi phối bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng về phía học sinh, giáo viên và yếu tố thuộc về điều kiện khách quan. Trong đó yếu tố về phía học sinh được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đối với hứng thú học tập KNS của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh có hứng thú với mơn Kỹ năng sống ở mức chưa cao. Mức độ hứng thú biểu hiện qua hành vi trong học tập Kỹ năng sống chưa ổn định trong mọi hồn cảnh, do đó chưa hình thành hứng thú bền vững ở học sinh.

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)