8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp nâng cao hứng thú học tập
tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện chủ yếu qua phương tiện điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp hỗ trợ là phương pháp xử lý số liệu. Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi được tiến hành trên giáo viên KNS, cụ thể:
Bảng 3.1. Số liệu đối tượng khảo nghiệm
TT Quận Trường Giáo viên KNS
Khối 6 Khối 9
1 Bình Tân THCS Huỳnh Văn Nghệ 2 1
2 Gò Vấp THCS Phan Tây Hồ 2 3
3 Bình Thạnh THCS Cù Chính Lan 2 3
THCS Hà Huy Tập 3 2
4 Quận 6 THCS Nguyễn Đức Cảnh 2 1
5 Quận 4 THCS Chi Lăng 2 2
THCS Vân Đồn 3 2
Tổng 16 14
1) Điều tra bảng hỏi
Mục đích khảo nghiệm: Nhằm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung khảo nghiệm: Tính cần thiết và khả thi của biện pháp nâng cao hứng thú
học tập Kỹ năng sống.
Công cụ khảo nghiệm: Công cụ khảo nghiệm được sử dụng là phiếu hỏi. Phiếu hỏi
được thiết kế cho đối tượng là giáo viên Kỹ năng sống.
2) Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu khảo sát bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Để xử lý số liệu và đánh giá các nội dung khảo nghiệm từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu qui ước 4 mức độ đánh giá như sau: Rất cần thiết/ Rất khả thi; Cần
thiết/ Khả thi; Ít cần thiết/ Ít khả thi; Khơng cần thiết/ Khơng khả thi. Kết quả thống kê
được qui ước theo thang định khoảng 4 mức độ ứng với điểm 1- 4. Điểm trung bình (ĐTB) được quy định theo biên liên tục: 1,0 – 1,75: Không cần thiết/ Không khả thi;
1,76 – 2,5: Ít cần thiết/ Ít khả thi; 2,51-3,25: Cần thiết/ Khả thi; 3,26 – 4,00: Rất cần thiết/ Rất khả thi. Kết quả khảo nghiệm cụ thể được trình bày ở phần sau đây.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.2. Đánh giá giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1
Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học cho học sinh trung học cơ sở
3,67 0,479 1 3,20 0,407 2
2
Cải tiến nội dung dạy học đáp ứng với nhu cầu người học, phù hợp điều kiện thực tiễn xã hội
3,67 0,479 1 3,30 0,466 1
3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học hiện đại 3,50 0,509 4 2,97 0,556 4
4 Xây dựng bầu khí tâm lí tích cực trong
giờ học Kỹ năng sống 3,67 0,479 1 3,03 0,850 3
5 Đảm bảo trang thiết bị, phương tiện dạy
học đầy đủ 3,20 0,407 5 2,83 0,699 5
Điểm trung bình chung 3,54 3,07
Bảng 3.2 cho thấy các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Rất cần thiết” với điểm trung bình chung là 3,54 và mức “Khả thi” với ĐTB chung là 3,07.
Mức độ cần thiết: Các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Rất cần thiết” với điểm trung bình chung là 3,54. Trong đó, ba biện pháp được giáo viên KNS đánh giá cần thiết nhất là “Nâng cao nhận thức
của học sinh và giáo viên về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học”
(ĐTB=3,65; ĐLC=0,479; TH=1), “Đổi mới nội dung dạy học đáp ứng với nhu cầu người học, phù hợp điều kiện thực tiễn xã hội” (ĐTB=3,67; ĐLC=0,479; TH=1) và biện pháp “Xây dựng bầu khơng khí tâm lí tích cực trong giờ học Kỹ năng sống” (ĐTB=3,67;
ĐLC=0,479; TH=1). Biện pháp được giáo viên KNS đánh giá thấp nhất là biện pháp
“Đảm bảo trang thiết bị, phương tiện dạy học đầy đủ” với ĐTB=3,20; ĐLC=0,407;
TH=5. Biện pháp còn lại được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Rất cần thiết” với ĐTB=3,50; ĐLC=0,509; TH=4). Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá của giáo viên KNS về mức độ cần thiết các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh khá tập trung.
Mức độ khả thi: Các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được giáo viên đánh giá ở mức “Khả thi” với điểm trung bình chung là 3,07. Trong đó, biện pháp được đánh giá ở mức “Rất khả thi”, xếp thứ hạng cao nhất trong các biện pháp là “Đổi mới nội dung dạy học đáp ứng với
nhu cầu người học, phù hợp điều kiện thực tiễn xã hội” với ĐTB=3,30; ĐLC=0,466;
TH=1. Các biện pháp còn lại được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Khả thi”, xếp hạng từ cao đến thấp lần lượt là biện pháp “Nâng cao nhận thức của học sinh và giáo viên về
vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học” (ĐTB=3,20; ĐLC=0,407; TH=2); Biện
pháp “Xây dựng bầu khí tâm lí tích cực trong giờ học Kỹ năng sống” (ĐTB=3,03; ĐLC=0,850; TH=3); Biện pháp “Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại” (ĐTB=2,97; ĐLC=0,556; TH=4); Biện pháp “Đảm bảo trang thiết bị, phương tiện dạy học đầy đủ” (ĐTB=2,83; ĐLC=0,699; TH=5). Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý
kiến đánh giá của giáo viên KNS về mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh khá tập trung. Từ kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giáo viên KNS về các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy rằng các biện pháp được đề xuất có thể áp dụng vào thực tế để nâng cao hứng thú học tập KNS của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ những nghiên cứu lí luận và thực trạng hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi đề xuất 5 biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Nâng cao nhận thức về vai trị, tầm quan trọng và ý nghĩa của mơn học cho học sinh trung học cơ sở; Đổi mới nội dung dạy học đáp ứng với nhu cầu người học, phù hợp điều kiện thực tiễn xã hội; Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại; Xây dựng bầu khí tâm lí tích cực trong giờ học Kỹ năng sống; Đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi để tìm ra biện pháp tác động phù hợp, góp phần nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi tiến hành khảo nghiệm các biện pháp qua ý kiến của các giáo viên KNS. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được giáo viên KNS đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi, có thể triển khai, áp dụng vào thực tiễn dạy học bộ mơn Kỹ năng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ