8. Cấu trúc luận văn
1.4. Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
1.4.2. Đặc điểm học sinh trung học cơ sở
1) Giới hạn và vị trí của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Trong tâm lí học, tuổi thiếu niên thường được giới hạn từ 11, 12 tuổi và kết thúc ở 14, 15 tuổi. Dấu hiệu cơ bản để biết một đứa trẻ đã trở thành một thiếu niên đó là hiện tượng dậy thì, là lứa tuổi chín mùi giới tính và sự trưởng thành các hệ thống sinh học khác. Ở Việt Nam, lứa tuổi này gần trùng với thời kì trẻ học ở bậc THCS. Vì vậy, cịn được gọi là tuổi HS THCS. Tuy nhiên, trong thực tế, sự dậy thì (bắt đầu bước vào tuổi thiếu niên) có thể khơng hồn tồn trùng với việc HS vào học lớp 6, mà có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của đời người, vì những điểm sau: sThứ nhất, đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kì trẻ ở ngã ba đường của sự phát triển. Nếu được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, những cơng dân tốt; Thứ hai, thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn cùng tuổi; trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng; Thứ ba, trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, từ đó hình cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân; Thứ tư, tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. (Nguyễn Đức Sơn, 2017)
2) Đặc điểm sinh lí học sinh trung học cơ sở
Trong độ tuổi này, cơ thể các em đang có sự biến đổi mạnh mẽ về chiều cao, xương, hệ tuần hồn…điều đó tác động khơng nhỏ tới tâm lí lứa tuổi thiếu niên. Với chiều cao trung bình phát triển 4 - 5 cm, các em nam lớn nhanh vào khoảng 13 – 15 tuổi, còn đối với các em nữ thì sớm hơn vào khoảng 11 – 13 tuổi. Bên cạnh đó, trọng lượng mỗi năm
tăng từ 2 đến 5 kg, hệ xương phát triển mạnh nhưng lại không đồng đều; tuyến sinh dục phát triển, sự tăng tiết các hormon giới tính lớn dần; hoạt động thần kình cấp cao có những đặc điểm riêng, điều đó đã dẫn đến những biến đổi về tâm lí của các em.
3) Đặc điểm về sự phát triển nhận thức, trí tuệ
Sự phát triển về nhận thức và phát triển về trí tuệ của HS THCS khơng đồng đều. Nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhưng có lẽ tính chất của hoạt động học tập và các hoạt động khác ở lứa tuổi này khá phức tạp, hay do những sai sót trong phương pháp học tập của học sinh. Mặt khác từ đây sẽ ảnh hưởng đến những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của tuổi thiếu niên. Ví dụ như các em dễ dàng nhầm lẫn giữa tính kiên trì với bảo thủ, cố chấp; giữa anh hùng, dũng cảm can đảm với tính liều mạng, hay nhầm lẫn giữa tính độc lập, có bản lĩnh với tính ngang bướng…Có thể thấy rằng ở lứa tuổi này khi nhìn nhận hay đánh giá một sự việc, các em thường chú ý đến hình thức bên ngồi mà thường qn đi cái bản chất bên trong. (Nguyễn Hữu Long, 2010)
4) Đặc điểm về hoạt động giao tiếp của của học sinh THCS
Giao tiếp là điều kiện tất yếu của mọi hình thức hoạt động xã hội và cá nhân của con người. Giao tiếp bạn bè chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của thiếu niên. Sự liên hệ với bạn cùng giới và khác giới trong thời niên thiếu mở đầu cho cuộc sống trưởng thành ngoài xã hội. Chính sự giao tiếp với bạn đã đem lại cho thiếu niên sự thỏa mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn và cò thể giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. ở thiếu niên, giao tiếp với người lớn khơng hồn toàn thay thế giao tiếp với bạn cùng tuổi, đặc biệt với các bạn trong cùng nhóm, lớp, cùng trường. Quan hệ của thiếu niên với các bạn cùng lớp phức tạp hơn, đa dạng hơn và có nội dung sâu sắc hơn so với học sinh nhỏ. Chính trong thời kì thiếu niên diễn ra sự hình thành những quan hệ khác nhau về mức độ gần gũi, mà các em phân biệt rõ rệt: là bạn học, là bạn thân, là bạn riêng. Nhu cầu có bạn cùng tuổi phát triển rất mạnh mẽ ở thiếu niên. Tình bạn là một dạng quan trọng nhất của sự gắn bó xúc cảm và quan hệ liên nhân cách ở lứa tuổi này. Sự biến đổi quan trọng nhất trong tâm lí tình bạn của tuổi q độ là sự phát triển chiều sâu, mức độ thân thiết trong tình bạn ở các em. Sự giao tiếp của các em
đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường, mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em.
5) Đặc điểm về nhân cách của học sinh THCS
Nhân cách của lứa tuổi này có những sự biến đổi đáng kể. Các em đang trong quá trình hình thành những vấn đề lớn của nhân cách như: ý thức, tự ý thức, … Thiếu niên đã có thể tự ý thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
6) Đặc điểm về sự hình thành tình cảm của học THCS
Đời sống tình cảm của thiếu niên phong phú, đa dạng và phức tạp hơn so với lứa tuổi trước đó. Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm cịn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnh hưởng của sự phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi cịn do hoạt động thần kinh khơng cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm cho các em không tự kiềm chế nổi. Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay. Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn. Rõ ràng, cách biểu hiện xuc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo. Đó là tính bồng bột, sơi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi.
Tóm lại, trong những giai đoạn phát triển của lứa tuổi thiếu niên có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.
1.4.3. Biểu hiện hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
Từ khái niệm về hứng thú học tập và Kỹ năng sống, tác giả đưa ra khái niệm hứng thú học tập Kỹ năng sống như sau:
Hứng thú học tập kỹ năng sống là những biểu hiện tích cực của người học với mơn Kỹ năng sống, trong đó người học nhận thức được ý nghĩa của mơn học, mang lại khối cảm đặc biệt trong q trình học tập, đồng thời có những hành vi tích cực đối với đời sống cá nhân.
2) Biểu hiện hứng thú học tập kỹ năng sống của học sinh THCS
Như vậy, biểu hiện của hứng thú học tập Kỹ năng sống dựa trên ba mặt sau:
a) Về mặt nhận thức
Về mặt nhận thức, người học nhận thức được vai trò của đối tượng hoạt động học tập trong cuộc sống, trong quá trình lĩnh hội và cơng tác. Học sinh có đầu óc tị mị khoa học, tính ham hiểu biết, sẵn sàng học thầy – hỏi bạn, thích tìm tịi khám phá, thường tham khảo đọc thêm sách báo, tài liệu, đặt ra câu hỏi nhằm hiểu sâu sắc hơn nội dung Kỹ năng sống. Muốn có hứng thú học tập, học phải hiểu rõ ý nghĩa của môn học với thực tiễn đời sống và với hoạt động sống của mình sau này. Người ta khơng thể hứng thú cái gì đó khó đến mức khơng hiểu nổi, nhưng cũng khơng hứng thú với cái gì dễ đến mức khơng cần suy nghĩ cũng thấy rõ ràng. Điều này đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng chương trình học Kỹ năng sống phải đảm bảo tính vừa sức, bên cạnh yêu cầu GV phải có khả năng chế biến tài liệu học tập và các tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo nguyên tắc “vùng phát triển gần nhất” bởi hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình – tri thức mà lồi người đã tích lũy được, nội dung của mơn học này khơng hề thay đổi sau khi nó bị chủ thể hoạt động chiếm lĩnh. Chính nhờ có sự chiếm lĩnh này mà tâm lý chủ thể mới được thay đổi và phát triển. Trong học tập người học càng được giác ngộ sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần của họ ngày càng được huy động bấy nhiêu. Như vậy sự thay đổi và phát triển tâm lý của chính họ càng lớn lao, mạnh mẽ.
Để hình thành hứng thú, HS khơng những phải nắm được vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của mơn học mà cịn phải có phương pháp học hiệu quả.
b) Về mặt cảm xúc
Về mặt xúc cảm, ham học, chờ đón kiến thức mới, nhận thức và lí giải được các nguyên nhân tạo ra sự yêu thích ấy ở chủ thể. (Nguyễn Đức Sơn, 2017)
Bao gồm cảm xúc tích cực với mơn Kỹ năng sống. Cụ thể: Tâm trạng mong chờ giờ học Kỹ năng sống; Cảm thấy phấn khởi, hào hứng khi được tham gia tiết học; Không cảm thấy căng thẳng khi học; Thỏa mãn với kiến thức đươc học; Cảm thấy giờ học trôi qua nhanh; Mong muốn được tham gia nhiều hoạt động liên quan đến môn học; Cảm thấy tiếc khi phải nghỉ học; Mong muốn tăng thêm số tiết học.
c) Về mặt hành vi
Về mặt hành vi, đó là tính tìm kiếm tích cực (biết giả định, tìm cách khắc phục khó khăn để giải quyết vấn đề). Q trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân của hứng thú nhận thức; ngồi ra cịn là sự tự giác đọc thêm tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập, tìm hiểu và ứng dụng ở trong và ngoài nhà trường lĩnh vực mà mình ưa thích (Nguyễn Đức Sơn, 2017).
Tính tích cực của hành vi vừa là thành phần cấu trúc, vừa là hình thức biểu hiện ra bên ngồi của hứng thú học tập mơn Kỹ năng sống. Các hành vi cụ thể là:
Trong giờ học Kỹ năng sống: Tập trung chú ý nghe giảng; Hăng hái phát biểu ý
kiến; Ghi chép bài đầy đủ; Nêu thắc mắc về những vấn đề chưa hiểu rõ; Nhiệt tình tham gia bài học; Yêu cầu giáo viên cung cấp thêm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo.
Ngồi giờ học Kỹ năng sống: Có sự chuẩn bị trước khi lên lớp; Chủ động tìm tài
liệu tham khảo liên quan đến môn học; Dành thời gian cho môn học mỗi ngày; Tranh luận với bạn về những vấn đề liên quan đến môn học; Liên hệ học hỏi thêm kiến thức từ giáo viên, bạn học khác, hoặc với những người biết về lĩnh vực đó; Ứng dụng những kiến thức của môn học vào các hoạt động hằng ngày.
Ba thành phần trong cấu trúc của hứng thú học tập cũng như ba chỉ số hình thành và phát triển hứng thú học tập Kỹ năng sống. Ba thành phần này liên kết với nhau và tương tác lẫn nhau. Sự phát triển của từng thành phần riêng lẻ được quy định bởi mối liên kết giữa ba thành phần trên. Điều đó thể hiện sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm
và hành động trong cấu trúc tâm lý cá nhân. Muốn tác động đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập Kỹ năng sống cho HS THCS phải tìm ra biện pháp tác động đồng thời đến cả ba thành phần trên. Tóm lại, mối liên kết và sự phát triển đồng bộ của nhận thức, cảm xúc, hành vi là cơ sở lí luận, là cái trục lí luận để xem xét và đánh giá hứng thú học tập Kỹ năng sống của HS THCS.
1.4.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
1) Yếu tố thuộc về học sinh
Trong bất kỳ hoạt động nào mà cá nhân tham gia, yếu tố chủ quan luôn là điều kiện tiên quyết, mang tính quyết định cho sự hình thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng. Hứng thú khơng chỉ xuất hiện và bị ảnh hưởng khi có sự tương tác giữa cá nhân với đối tượng gây hứng thú, ngay từ đầu, hứng thú đã bị ảnh hưởng bởi những ý kiến, quan điểm chủ quan của chính cá nhân khi họ nhìn nhận về đối tượng mà mình sắp tương tác. Lúc này, hình thức của đối tượng có sức hấp dẫn hay nội dung lôi cuốn như thế nào, cá nhân chưa thể ý thức một cách đầy đủ, những đánh giá sơ bộ ban đầu về đối tượng chỉ dựa vào cảm nhận chủ quan của chính cá nhân đó, với hứng thú đầu tiên với đối tượng là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cá nhân. Đến khi tham gia trực tiếp với đối tượng, cá nhân sẽ bị tác động bởi các yếu tố khách quan khác nhau, song, dù mơi trường hồn cảnh có tác động đến đâu thì những yếu tố chủ quan vẫn đóng vai trị quyết định sự có, hay khơng, thời gian tồn tại, mức độ hứng thú… Cụ thể, một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hứng thú học tập KNS của HS THCS có thể kể đến như sau:
Sự nhận thức về vai trị, ý nghĩa của mơn học: ngay từ đầu, hứng thú học tập có thể
có được hay khơng, một phần do chính học sinh xác định đúng hay sai về ý nghĩa môn học. Ngay từ khi mới bắt đầu mơn học mới, các em đã định hình được ý nghĩa của mơn học, thấy mơn học đó thực sự quan trọng, cần thiết thì trong mọi hoạt động có liên quan, học sinh sẽ ln là người chủ động tìm kiếm, khám phá, lĩnh hội và vận dụng tri thức. Ngược lại, nếu các em thấy môn học là không quan trọng nhưng vẫn bắt buộc phải tham
gia học tập thì mọi hoạt động tiến hành sẽ mang tính chất gượng ép, khơng làm nảy sinh được thái độ hay hành vi tích cực, học sinh sẽ dễ bị thụ động theo những gì được cung cấp, khơng địi hỏi mở rộng hay đi sâu tìm hiểu kiến thức. Trong quá trình học tập, dù mơn học có hấp dẫn, kỹ năng sư phạm của giáo viên có tốt, cơ sở hạ tầng và học liệu đầy đủ, nhưng học sinh không mặn mà, thấy môn học là vơ nghĩa với mình, có quan điểm khác về việc học thì cũng rất khó để có thể làm nảy sinh được hứng thú học tập ở học sinh.
Động cơ học tập: tham gia học tập tại trường, học sinh có nhiều mục đích, động cơ
khác nhau: học để thực sự lấy kiến thức phục vụ bản thân, học để có phong trào, khơng lạc lõng với các bạn cùng học, học vì nguyện vọng mong muốn của người khác, học để lấy thành tích cao… Mỗi động cơ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hành động học nói chung