Thực trạng giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở tại Thành

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở tại Thành

phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng về nội dung giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Biểu đồ 2.1. Nội dung giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Biểu đồ 2.1 cho thấy nội dung giáo dục Kỹ năng sống được thực hiện đầy đủ ở các kỹ năng trong đó những kỹ năng được các đơn vị đào tạo tập trung giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở gồm những kỹ năng sống như “Kỹ năng hợp tác” (95,60%), “Kỹ năng thể hiện sự tự tin” (90,7%), “Kỹ năng kiểm soát cảm xúc” (89,80%), “Kỹ năng giao tiếp” (78,96%), “Kỹ năng lắng nghe” (65,2%), “Kỹ năng cảm thơng” (56,4%). Các kỹ năng cịn lại cũng được một số các đơn vị đào tạo áp dụng giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở. 10,5 9,8 89,80 90,70 16,80 56,40 20,30 30,10 65,20 78,96 95,60 40,89 20,90 17,60 14,80 39,54 18,76 20,76 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0

Qua kết quả khảo sát cho thấy nội dung mà các đơn vị đào tạo đưa vào giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở tập trung vào các nhóm kỹ năng liên quan đến bản thân người học (Kỹ năng thể hiện sự tự tin, Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, Kỹ năng cảm thơng) và nhóm kỹ năng tương tác với người khác (Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng hợp tác). Nhóm kỹ năng học tập và cơng việc được một số ít các đơn vị đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy.

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, năm phẩm chất cần hình thành cho học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; và ba năng lực chung cần hình thành cho học sinh là: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Theo đó, việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần xoay quanh năm phẩm chất và ba năng lực ấy (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Đối chiếu với mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể thì các nội dung mà các đơn vị đào tạo đang tiến hành giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở chủ yếu tập trung vào hình thành cho học sinh ba năng lực chung. Cụ thể, các kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng xác định giác trị bản thân, kỹ năng cảm thơng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng giải quyết mâu thuẩn, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng ra quyết định phục vụ cho việc hình thành cho học sinh năng lực tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hợp tác phục vụ cho việc hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; Kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề phục vụ cho việc hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Về phẩm chất, tuy nội dung giáo dục mà các đơn vị đào tạo thực hiện giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở khơng trực tiếp hình thành và phát triển năm phẩm chất trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể nhưng gián tiếp góp phần hình thành và phát triển các nét phẩm chất đó cho học sinh thông qua nét đặc trưng của từng chủ đề, từng nhóm kỹ năng.

Bảng 2.5. Mức độ hấp dẫn của nội dung dạy học Kỹ năng sống Điểm Mức độ hấp dẫn Tỉ lệ (%) ĐTB ĐLC Mức độ Điểm Mức độ hấp dẫn Tỉ lệ (%) ĐTB ĐLC Mức độ tương ứng 1 Không hấp dẫn 6,7 2,80 0,887 Hấp dẫn 2 Bình thường 30,0 3 Hấp dẫn 40,0 4 Rất hấp dẫn 23,3 Tổng cộng 100

Bảng 2.5 cho thấy học sinh đánh giá mức độ hấp dẫn của nội dung dạy học Kỹ năng sống ở mức “Hấp dẫn” với ĐTB=2,80; ĐLC=0,887. Qua đó cho thấy nội dung dạy học KNS gây được sự hấp dẫn với phần lớn học sinh THCS. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh đánh giá nội dung dạy học ở mức “Bình thường” (30%) và ở mức “Khơng hấp dẫn” (6,7%). Vì thế vẫn cịn nhiều học sinh khơng có hứng thú với nội dung dạy học Kỹ năng sống, vậy để nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cần đổi mới, cập nhật nội dung dạy học một cách kịp thời, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của học sinh. Bởi nội dung lôi cuốn, bổ ích là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh thích học Kỹ năng sống. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung.

2.3.2. Thực trạng về phương pháp giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả các phương pháp giảng dạy của giáo viên KNS

TT Phương pháp Mức độ sử dụng Mức độ hiệu quả

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1 Thuyết trình 3,37 0,490 2 3,13 0,346 5

2 Sắm vai 2,53 0,571 9 3,17 0,531 4

4 Làm việc nhóm 3,20 0,610 3 3,30 0,702 2

5 Kể chuyện 2,57 0,728 8 3,10 0,712 8

6 Trực quan (hình ảnh, video) 2,97 0,490 4 3,43 0,728 1

7 Trò chơi 2,93 0,450 5 3,10 0,607 8

8 Dạy học giải quyết vấn đề 2,93 0,691 5 3,13 0,629 5 9 Dạy học trải nghiệm 2,77 0,858 7 3,13 0,629 5

Điểm trung bình chung 2,98 3,19

Bảng 2.6 cho thấy phương pháp giảng dạy bộ môn KNS được giáo viên thường xuyên sử dụng nhất là phương pháp “Đàm thoại” với ĐTB=3,57; ĐLC=0,504; TH=1. Phương pháp tiếp theo được giáo viên KNS thường xuyên sử dụng là phương pháp “Thuyết trình” với ĐTB=3,37; ĐLC=0,49; TH=2. Kế đến là phương pháp “Làm việc nhóm” với ĐTB=3,20; ĐLC=0,610; TH=3. Qua đó cho thấy các phương pháp mà giáo viên KNS tập trung sử dụng thường là các phương pháp giảng dạy phổ thơng, mang tính truyền thống như thuyết trình, đàm thoại và làm việc nhóm. Tuy được sử dụng rất thường xuyên nhưng qua kết quả khảo sát mức độ hiệu quả sử dụng các phương pháp cho thấy phương pháp có mức độ hiệu quả cao là phương pháp “Trực quan” với ĐTB=3,43; ĐLC=0,728; TH=1. Qua đó cho thấy tuy các phương pháp giảng dạy truyền thống được giáo viên KNS sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy KNS nhưng hiệu quả sử dụng cao nhất là phương pháp “Trực quan”. Bên cạnh đó, phương pháp “Thuyết trình” được sử dụng rất thường xuyên nhưng hiệu quả không cao bằng những phương pháp còn lại (ĐTB=3,13; ĐLC=0,346; TH=5). Do đó, để nâng cao nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên KNS cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp trực quan, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học trải nghiệm…và hạn chế sử dụng các phương pháp truyền thống khi khơng cần thiết. Vì việc sử dụng linh hoạt các phương phương pháp dạy học giúp giờ học diễn ra sinh động, lôi cuốn và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thích hay khơng thích giờ học KNS của học sinh THCS.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 57)