8. Cấu trúc luận văn
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Bất kỳ hoạt động có mục đích nào trong cuộc sống cũng đều phải dựa trên cơ sở nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả cơng việc trong một lĩnh vực cụ thể. Do đó, việc đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú học tập của HS THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định, cụ thể là nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ; Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ
Ngun tắc này địi hỏi, các biện pháp được hình thành đồng thời, đan xen lẫn nhau, bổ sung cho nhau theo nguyên tắc đồng tâm, cùng hướng vào việc hình thành và nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, các biện pháp được đưa ra nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, kế thừa lẫn nhau và phải được diễn ra một cách đồng bộ.
3.2.2. Đảm bảo tính cần thiết
Đảm bảo tính cần thiết là vấn đề đặt ra cần được giải quyết vì nó đáp ứng nhu cầu cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Do đó ngun tắc này địi hỏi các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn hứng thú của học sinh, phù hợp với sự phát triển trong thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập hiện nay.
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi, hệ thống các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra phải thực hiện được, áp dụng được vào thực tiễn một cách thuận lợi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phát huy được tính hiệu quả cao.